Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Bài toán khó cho ngành nhựa Việt Nam

Hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam luôn ở mức 15 – 20%. Tuy nhiên, giá trị thặng dư của ngành này không cao vì hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhựa lao đao với bài toán đầu vào nguyên liệu.

“Cốc mò, cò xơi”
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành nhựa, trong đó hơn 80% tập trung ở TP HCM. Hầu hết những DN này đều sản xuất với quy mô… gia đình nên năng lực cạnh tranh rất thấp. Chính vì vậy, hơn 90% DN nhựa của Việt Nam phải đi “làm thuê”, gia công cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Theo ông Vũ Xuân Mừng, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công thương tại TP HCM, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhập từ nước ngoài, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm. Điều này khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%. Hiện, cả nước mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn nguyên liệu DOP, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.

Theo ông Vũ Xuân Mừng, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công thương tại TP HCM, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhập từ nước ngoài, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm. Điều này khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài.

Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%.

Hiện, cả nước mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn nguyên liệu DOP, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.
Tái chế nhựa phế liệu: bài toán tối ưu?

Để giải quyết bài toán này, Bộ Công thương đã xác định việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một trong ba chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho DN. “Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẽ, không tập trung; phế liệu hầu nhự không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách; công nghệ lạc hậu… “, ông Nguyễn Khắc Long, Tổng giám đốc Công ty CP nhựa Việt Nam than thở.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/ tấn, do đó, nếu tái sinh được từ chính nguồn phế liệu, giá thành giảm gần 30%. Theo ông Long, ở Việt Nam chỉ tính mức tận dụng từ 35-50% nguyên liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho DN, đồng thời cũng tăng được 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Việc sử dụng nguyên liệu từ việc tái chế phế liệu nhựa sẽ góp phần bảo vệ môi trường – một trong những điều kiện của các nhà nhập khẩu từ Mỹ, Nhật. “Nhiều khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật… họ yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán. Theo họ, đáp ứng điều này, sản phẩm mới có tính thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM nhấn mạnh. 


XEM CHI TIẾT

Sản xuất thành công bể khí sinh học bằng nhựa tái sinh


Là một trong những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, thân thiện với môi trường, có giá thành rẻ hơn 35% so với bể biogas xây bằng gạch và rẻ hơn 45% so với bể xây bằng nhựa composite.
Đó là những đặc điểm nổi bật của bể biogas được thiết kế từ nhựa tái sinh để xử lý chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt do nhóm nghiên cứu của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ khí sinh học môi trường xanh (Thái Bình) nghiên cứu, sản xuất thành công. Sản phẩm vừa được trao giải Nhất tại Hội thi “Sáng tạo Khoa học - Công nghệ, Kỹ thuật” Thái Bình lần thứ V (năm 2013). 

Tận dụng được nguồn phế thải

Hiện các nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, đòi hỏi phải có những nguồn năng lượng bổ sung, thay thế. Trong điều kiện đó, việc sử dụng bể biogas để tạo nguồn khí sinh học được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân có nguồn năng lượng mới sử dụng để đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện. Tuy nhiên, bể biogas bằng gạch, bê tông, composite đã bộc lộ những nhược điểm như: tuổi thọ không cao, khả năng thu hồi khí thấp, không có khả năng tự đẩy bã phá váng trên bề mặt trong ngăn chứa dịch phân giải. Xuất phát từ thực tế trên và qua quá trình nghiên cứu, các cán bộ thuộc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Khí sinh học môi trường xanh đã tự thiết kế và đưa vào sản xuất bể biogas bằng vật liệu nhựa tái chế. Sản phẩm này đã khắc phục được những nhược điểm của các bể biogas hiện có, đem lại rất nhiều lợi ích trong chăn nuôi, tạo năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường. 

Theo ông Ngô Duy Đông, Giám đốc công ty, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, các loại nhựa phế thải được công ty thu mua, phân loại, xử lý và ép lại sau đó dùng máy xay tạo thành hạt nhựa tái chế. Hạt nhựa tái chế được cho vào máy ép, máy sẽ tự động chảy và bơm vào trong khuôn định dạng sản phẩm. Bể có dạng hình cầu, đường kính ngang 2,25m, mỗi nửa bán cầu gồm 8 mảng có kích thước và khối lượng bằng nhau được đúc trong khuôn ép bởi máy bơm nhựa áp lực 2.200 tấn. 2 mép của mỗi mảng có khía để đưa doăng cao su vào giữa và có lỗ ốc định vị khớp nối. Để nâng cao thể tích của bể, phần giữa được thiết kế thêm một hoặc nhiều mô đun hình trụ tròn để khớp nối với hai nửa bán cầu. Mỗi mô đun khi được ghép nối sẽ tăng thể tích bể lên 3,3m. 

Theo mô tả của ông Đông, dịch phân giải (DPG) được cho vào bể thu cũng là bể áp của bể biogas. Thể tích của bể áp bằng 1/3 thể tích nửa bán cầu. Ống dẫn được đặt đến đáy bể áp để khi khí trong hầm được sử dụng từ lúc ngăn chứa đầy đến hết 1/3, lượng dịch phân giải trong bể áp được hút hết xuống bể. 

DPG gồm chất hữu cơ và chất lắng cặn. Khi vào bể, chất hữu cơ sẽ nổi (tại V2) hoặc lơ lửng (tại V3), chất cặn sẽ chìm xuống đáy bể (tại V4). Tại vị trí V2 và V3 là nơi có nồng độ chất hữu cơ cao nhất, vi khuẩn hoạt động mạnh nhất sẽ phân hủy chất hữu cơ tạo thành khí sinh học. Khí sinh học tạo ra sẽ được chứa trong V5 được dẫn qua ống thu khí để sử dụng. 

Chất hữu cơ trong bể biogas trong quá trình phân hủy sẽ đóng váng trên bề mặt V2. Sau khi được phân hủy hoàn toàn sẽ tạo thành bùn và chìm dần xuống V4. Dưới tác dụng lực ép của bể áp V1 và lực ép khí khi V5 tăng dần sẽ tự đẩy chất cặn, bùn từ V4 thoát theo ống ra ngoài. 

Chuyển giao và nhân rộng mô hình

Bể Biogas bằng vật liệu nhựa tái sinh là một trong những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế. Do thiết kế thành nhiều mảnh giống nhau nên bể biogas dễ vận chuyển, tốn ít công lắp đặt, thích nghi với nhiều mô hình chăn nuôi, giảm được giá thành khuôn đúc và lực bơm nhựa, chất lượng của các bộ phận như nhau. 

Các công đoạn được kiểm soát bằng máy tính nên độ chính xác cao, chất lượng các bộ phận như nhau. Dễ dàng tăng thế tích bể, khắc phục được sự cố khi cho lượng nước xuống quá nhiều chất thải chưa bị xử lý cũng bị thoát ra ngoài. Khi cần nạo vét chất trong bể cũng dễ dàng, chỉ cần dùng lắp chụp bịt đầu ống vào, dùng máy nén khí bơm vào đầu ống dẫn khí, sẽ ép hết toàn bộ nước, chất thải trong bể biogas ra ngoài. 

Không chỉ có vậy, bể biogas được sản xuất bằng máy, trong khuôn kín nên không phát sinh khí thải độc ra môi trường, đồng thời còn thu gom các loại phế thải bằng nhựa có thể tái sinh để sản xuất nguyên liệu đầu vào. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết vấn đề môi trường đang còn nhiều bất cập hiện nay.Nhóm nghiên cứu cho biết, mỗi bể biogas bằng nhựa tái chế có giá thành rẻ hơn 35% so với bể biogas xây bằng gạch và rẻ hơn 45% so với bể xây bằng nhựa composite. Với mỗi bể 6m3, mỗi ngày trung bình cung cấp được 3,5m3 khí sinh học tương đương với 2,8 lít xăng x 20.000 đồng/lít. Như vậy, mỗi bể cho lượng nhiên liệu tương đương khoảng gần 60.000 đồng/ngày. 


Có thể nói bể biogas bằng nhựa tái chế là hướng đi mở đúng đắn, là bước đột phá mới trong công nghệ khí sinh học, mở ra tiềm năng lớn trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào xử lý chất thải thân thiện với môi trường. Chia sẻ về việc nhân rộng mô hình, ông Ngô Duy Đông cho biết, hiện công ty đã mở thêm nhà máy sản xuất bể biogas tại tỉnh Bình Phước với công suất 45 bể/ngày, đang triển khai thử nghiệm lắp đặt các mô hình trình diễn tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tại Thái Bình, công ty đã lắp đặt thí nghiệm 5.000 bể biogas. Qua quá trình vận hành đưa vào sử dụng, các hộ gia đình đã có phản hồi tốt, đánh giá cao hiệu quả sử dụng của loại bể này. Sản phẩm cũng đã được Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao.

                                                                                                                                                            http://truyenthongkhoahoc.vn
XEM CHI TIẾT

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Lịch sử phát triển ngành nhựa

Nhựa là gì?  
Nhựa là những vật liệu có thể đúc dược. Từ “nhựa” có nguốn gốc từ tiếng Hy Lạp-“plastikos”- có nghĩa là có thể đúc được. Có 2 loại nhựa chính: nhựa chịu nhiệtnhựa phản ứng nhiệt. Nhựa chịu nhiệt có tính chất giống sáp- chúng có thể được gia công lại nhiều lần dưới một nhiệt độ thích hợp.Nhựa phản ứng nhiệt có thể được đúc  hay làm cứng chỉ một lần duy nhất dưới những điều kiện đặc biệt.
Ngày nay, những loại nhựa mà có thể tái sử dụng hay tái chế, đã dần trở nên thân thiết với cuộc sống con người.Từ những túi khí trong xe hơi cho đến các  dây thắt an toàn, ghế trẻ em, nón bảo hiểm, bàn chải đánh răng, áo phao,những vật dụng gia đình làm từ nhựa …. được thấy và mua bán phổ biến  khắp nơi trên thế giới. Các loại giấy nhựa dùng gói đồ rất đa dạng và tiện lơi không chỉ đảm bảo sự an toàn và sạch sẽ cho thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.Nếu không sử dụng nhựa thì tổng cân nặng của hàng hóa sẽ gia tăng đáng kể ,chi phí sản xuất và năng lượng sẽ tăng gấp đôi, và sự tiêu hao nguyên vật liệu cũng sẽ tăng lên rất đáng kể. Sự ứng dụng của những thiết bị nhựa giúp tiết kiệm nước và những sợi nhựa nhỏ dùng trong nông nghiệp đã nâng mức tiết kiệm nước canh tác ở miền nông thôn lên rất nhiếu. Thật vậy, ngành nhựa đã dần trở thành nền công nghiệp trụ cột củng cố cho sức mạnh phát triển của nhiếu nền kinh tế quốc gia.
Ngành công nghiệp nhựa hỗ trợ chúng ta trong công cuộc sản xuất ngày càng nhiều hơn những sản phẩm tiêu dùng ít mang lại những tác động xấu đến mội trường.

Những ngày đầu của thế kỷ 20. 
  • 1970- Leo Hendrik Baekeland đã chế tạo ra một loại nhựa lỏng tổng hợp nhân tạo đầu tiên- và đặt tên là Bakelite. Nó có thể được nung nóng và đúc nặn ra nhiều hình dạng- nhưng chỉ một lần duy nhất.Nó đã được sử dụng như một chất cách điện (dây điện trong nhà).
  • Ni-lông được phát hiện vào năm 1930. Lúc đầu nó được gọi là “Polyamide 66” và được dùng để thay thế lông động vật trong bàn chải đánh răng và sau nữa là vớ tơ.
  • 1939- Vớ Ni-lông được tung ra thị trường và đưa vào sử dụng phổ biến trong quân đội- như dù (để nhảy) và lều trong Chiến tranh Thế Giới Thứ Hai.
Giữa thế kỷ 20
  • Trong suốt những năm 40- silicon nguồn gốc từ nhựa và axit boric được trộn lẫn vào nhau và hình thành nên một hợp chất khác thường. Nó có độ đàn hồi tốt hơn cao su 25%, có thể căng giãn nhiều lần tạo nhiều hình dạng khác nhau.   
  • Trong những năm 1950, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE) được phát triển và ngày nay được dùng trong những chai sữa bằng nhựa. Polypropylene (PP) cũng được tìm thấy trong cùng thời gian này.
Thế kỷ 21 và Tương lai 

Từ những năm 1960, Nhựa ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong xã hội. Ngày nay, nhựa đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Từ truyền thông, giải trí, sức khỏe, đến bảo tồn năng lượng trong vận tải và sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn nước và sức gió, nhựa đang đóng vai trò chính  trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và phúc lợi xã hội trong tương lai.
XEM CHI TIẾT

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Doanh nghiệp nhựa chưa thoát cơn khốn khó

Đa số doanh nghiệp trong ngành đều giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ trong quý III.
Thị trường bất động sản chưa khởi sắc cộng với yếu tố mùa vụ, giá nguyên liệu tăng đã tác động mạnh lên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa vật liệu xây dựng. Theo báo cáo phân tích mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), giá nhựa PVC và HDPE bình quân trong quý III lần lượt ở mức 1.021,8 USD và 1.473,6 USD một tấn, tăng 5% và 10% so với cùng kỳ.
Khó khăn của doanh nghiệp trong ngành được thể hiện rõ qua hai đại gia thống lĩnh thị trường Bắc - Nam là Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã CK: NTP) và Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (Mã CK: BMP). Số liệu tổng hợp từ các công ty chứng khoán cho thấy, Nhựa Tiền Phong hiện nắm 70% thị phần khu vực phía Bắc còn Nhựa Bình Minh nắm 50% thị phần miền Nam.
Trong quý III, nhựa Tiền Phong đạt hơn 655 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước song lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 50 tỷ đồng, giảm 13%. Giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Trần Bá Phúc cho hay trong điều kiện thị trường chung suy giảm, công ty phải đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị và tăng chiết khấu bán hàng, dẫn tới chi phí bán hàng lên cao, giảm lợi nhuận của công ty. Theo báo cáo tài chính, trong quý chi phí bán hàng của Nhựa Tiền Phong lên tới 110 tỷ đồng, gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhựa Bình Minh quý III cũng chỉ đạt 86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Theo BVSC, sản lượng của công ty trong quý III đạt khoảng 10.653 tấn, ước tính giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ vậy, việc Nhựa Tiền Phong tăng chiết khấu cho các đại lý trong khi Bình Minh vẫn giữ nguyên cũng ảnh hưởng đến tình hình bán hàng của công ty tại Phía Bắc.
“Tuy nhiên, doanh thu miền Bắc chỉ chiếm 5-7% tổng doanh thu của Nhựa Bình Minh nên đây chưa phải trở ngại lớn của công ty”, chuyên viên phân tích Đặng Thị Kim Thoa của Chứng khoán Maybank KimEng nhận định.
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nhựa Bình Minh lúc này chính là công ty có khả năng phải ghi nhận khoản thuế bị truy thu lên đến 117 tỷ đồng. "Việc phải nộp số tiền truy thu sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền, cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp", bà Nguyễn Thị Kim Yến, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc công ty cho hay. Hiện Nhựa Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế xin hoãn nộp khoản truy thu thuế cho đến khi sự việc rõ ràng. Song, để tránh tình trạng tiếp tục phạt chậm nộp, công ty chấp nhận tạm nộp số tiền này.
Với các đơn vị chuyên sản xuất nhựa bao bì, tình hình có vẻ "bi đát hơn". Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Sài Gòn (SPP) báo lãi 2,8 tỷ đồng trong quý III, giảm 25% so với cùng kỳ, lợi nhuận Nhựa Tân Phú (TPP) giảm gần 95%. Thậm chí, Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) còn lỗ 2,5 tỷ đồng trong quý.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Từ Minh Thiện - Chuyên viên Môi giới Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) nhận định, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số phải nhập nguyên liệu nhựa từ nước ngoài. Song, với Nhựa Tiền Phong và Bình Minh, hai đơn vị này có hậu thuẫn từ cổ đông lớn Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) - đơn vị đầu ngành của Thái Lan trong lĩnh vực sản xuất nhựa nên ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện nay rất khó, ít nhất phải tới tháng 6 năm sau mới phục hồi sẽ là một rủi ro trong trung hạn với các cổ phiếu nhóm ngành vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, do áp lực cạnh tranh của quá trình hội nhập cũng như rủi ro chực chờ từ việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp cũng phải tăng chi phí bán hàng để củng cố thị phần.
Về diễn biến giá cổ phiếu, NTP và BMP đã có lúc lên mức đỉnh 65.000 đồng và 91.500 đồng vào giữa năm, lần lượt tăng 90% và 108% so với đầu năm. Theo ông Thiện, mức tăng này chủ yếu đến từ thông tin nới room khối ngoại hơn là xuất phát từ yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.
"Khi có thông tin nới room thị trường thường rất hưng phấn, giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên. Do vậy, dù cuối năm lợi nhuận công ty có tốt lên thì giá cổ phiếu sẽ không tăng mạnh như đầu năm nữa", vị này nói. Song, ông đánh giá cổ phiếu ngành nhựa vẫn có cơ hội phục hồi vì thuộc nhóm hàng thiết yếu, không thể từ bỏ.
Riêng với Nhựa Bình Minh, do công ty bị vướng vào rủi ro bị truy thu hơn trăm tỷ đồng tiền thuế nên nhiều công ty chứng khoán phải định giá lại cổ phiếu này. BVSC đánh giá BMP không đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới như giai đoạn trước đây và định giá cổ phiếu này thấp hơn 0-15% so với mức giá kỳ vọng 72.700 đồng. Còn theo HSC, giá cổ phiếu BMP từ nay tới quý I năm sau cũng bị định giá giảm xuống còn 69.000 - 72.000 đồng.
XEM CHI TIẾT

Nhà cung cấp thiết bị kỳ vọng thị trường Việt Nam

Các nhà sản xuất và cung cấp máy móc, thiết bị công nghiệp tham dự triển lãm quốc tế về công nghiệp nhựa, cao su, bao bì, in ấn, chế biến thực phẩm, công cụ và tự động hoá được khai mạc vào ngày 3-9 tại TPHCM đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam.
Theo đánh giá của các đơn vị tham gia triển lãm, về lâu dài Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, nhất là đối với ngành công nghiệp nhựa, đóng gói bao bì và chế biến thực phẩm.
Theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (PVA), từ hơn một thập kỷ qua cho đến hiện nay ngành nhựa luôn duy trì tăng trưởng trung bình ở mức 2 con số (cụ thể là từ 16% – 23%) về khối lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm nhựa. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành nhựa rất lớn.
Bà Mỹ cho rằng mặc dù khó khăn, nhưng doanh nghiệp ngành nhựa hiện vẫn đầu tư vào thiết bị và công nghệ để tăng năng lực cũng như khả năng cạnh tranh, vì nhu cầu xuất khẩu của ngành nhựa vẫn lớn và có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với nhiều năm phân phối máy móc và thiết bị ngành công nghiệp nhựa thương hiệu quốc tế cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa trong nước, ông Trần Lương Cơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Máy ép nhựa Cheso Việt Nam, cho biết các cổ đông của công ty đánh giá thị trường công nghiệp nhựa Việt Nam còn có thể phát triển tốt đến 20 năm nữa.
Theo ông Cơ, ngành nhựa Việt Nam phát triển trong nhiều năm qua, nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ, máy móc cũ sản xuất. Để cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế, ông Cơ cho rằng các nhà sản xuất phải tính đến chuyện đầu tư máy móc mới, đặc biệt là những công nghệ sản xuất tiết kiệm điện để cạnh tranh.
Dù khó khăn, nhưng ông Cơ cho biết, trong ngày khai mạc của triển lãm, công ty đã có được hợp đồng cung cấp 4 máy ép nhựa cho nhà sản xuất Việt Nam với giá trên 30.000 đô la Mỹ/cái.    
Trong khi đó, đối với ngành bao bì-đóng gói và in ấn, theo ông Nguyễn Hữu Trung, Giám đốc Công ty TNHH Trung Mỹ Á - đơn vị cung cấp thiết bị ngành bao bì giấy, máy đóng gói..., cho rằng nhiều doanh nghiệp trong nước giờ đây bắt đầu ý thức việc đầu tư công nghệ, móc móc để thiết kế bao bì, vỏ sản phẩm bắt mắt hơn để thu hút người tiêu dùng. Và việc làm này không chỉ diễn ra một lần, mà mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp máy móc thiết bị trong ngành đóng gói và in ấn.
Tương tự, đối về ngành chế biến thực phẩm, lần đầu tiên nhà chế tạo máy móc cho ngành này của Ý - Tekno Stamap - tham gia triển lãm tại Việt Nam. Theo ông Alessandro Plos, phụ trách kinh doanh của công ty, Tekno Stamap đã cung cấp nhiều máy móc thiết bị cho nhiều nước trên thế giới và bây giờ công ty hướng đến Việt Nam vì thị trường này đang tăng trưởng.
"Không chỉ sản xuất trong nước, nhiều nhà chế biến thực phẩm, bánh, thức ăn nhanh quốc tế... cũng đang hướng đến thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội cho việc cung cấp máy móc thiết bị của chúng tôi", ông Plos chia sẻ và cho biết Tekno Stamap sẽ sớm có văn phòng hoặc đại lý bán hàng ở Việt Nam.
Các nhà tham gia triển lãm cho biết họ mang đến những sản phẩm công nghệ mới nhất và dịch vụ tiên tiến nhằm đón cơ hội ở thị trường đầy triển vọng của Việt Nam, tạo diễn đàn giao thương cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được những thiết bị công nghệ hiện đại để cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu.
Triển lãm trên cũng được tổ chức tại một số nước châu Á, như Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,.... nhưng triển lãm tại Việt Nam theo ban tổ chức lại có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà doanh nghiệp ở các nước trong khu vực, như Lào, Campuchia, cũng đến triển lãm để tìm hiểu mua máy móc.
XEM CHI TIẾT

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Khái quát về 3T


I. 3T là gì?
3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh: Reduce – Reuse – Recycle.  Dịch sang tiếng Việt gọi tắt là 3T: Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế.
  • Reduce (Tiết giảm): Giảm lượng rác phát sinh thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất… Đây là nội dung hiệu quả nhất trong ba giải pháp, là sự tối ưu hóa quá trình sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường, tạo ra lượng sản phẩm lớn nhất, sử dụng hiệu quả nhất mà tiêu thụ ít tài nguyên và thải ra lượng thải thấp nhất.
  • Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác, sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm.
  • Recycle (Tái chế): thu hồi lại từ rác thải, vật liệu thải các thành phần có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới có ích. Quá trình này giúp ngăn chặn lãng phí nguồn tài nguyên, giảm tiêu thụ nguyên liệu thô cũng như nhiên liệu sử dụng so với quá trình sản xuất cơ bản. Có thể chia thành hai dạng: tái chế ngay tại nguồn từ quy trình sản xuất và tái chế nguyên liệu từ sản phẩm thải.
II. Ý nghĩa về kinh tế của 3T:
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;
  • Giảm chi phí đổ thải, tiết kiệm diện tích chôn lấp;
  • Một lợi ích quan trọng là có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế; do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích.
  • Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.
III. Ý nghĩa về xã hội:
  • Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong chương trình này sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường;
  • Hoạt động tái chế chất thải tạo ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo;
  • Giảm các chi phí cho xã hội trong quản lý chất thải, trong chăm sóc sức khoẻ đối với các bệnh tật do ô nhiễm môi trường từ chất  thải gây ra.
IV. Ý nghĩa về môi trường:
  • Khi thực hiện 3R, rác từ các hộ gia đình sẽ được phân loại và được lưu trữ lại đúng qui cách, làm giảm khối lượng chất thải thải phát sinh và phải chôn lấp. Kết quả là vừa tiết kiệm đất vừa giảm ô nhiễm môi trường.
  • Giảm thiểu mùi hôi và một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu tại các cơ sở tái chế do rác tái chế không còn bị nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ phân hủy.
V. Các vật dụng có khả năng tái sử dụng:
- Các túi đựng và các dây xoắn. Các túi đựng có thể tái sử dụng trong các cửa hàng hoặc làm các bao chứa quanh nhà. Các túi giấy sẽ làm các giấy gói tiện dụng và các dây xoắn có thể được sử dụng để bảo vệ các vật dụng rời lại với nhau, chẳng hạn như các dây máy tính.
- Các phong bì. bạn có thể tái sử dụng các phong bì. Chẳng hạn, các phong bì cũ có thể được sử dụng làm giấy nháp để viết các ghi chú.
- Các chai và hũ. Bằng cách rửa sạch các chai thủy tinh và các hũ nhỏ, bạn có thể sử dụng chúng làm các vật đựng nhỏ để dự trữ các đồ dư hoặc đồ lặt vặt.
- Báo chí, bìa cứng và giấy bóng. Làm vật  liệu đóng gói tiện lợi khi chuyển nhà  hoặc để chứa đồ.
- Quần áo cũ. Có thể làm thành các vật dụng may mặc khác chẳng hạn như                           các áo bọc nện hay khăn lót ấm trà
- Giấy vụn. Có thể được dùng để ghi chú hay làm các bản phác thảo. Đừng quên tái chế khi bạn không còn cần đến nó.
- Vỏ xe. Các vỏ xe cũ có thể được đưa đến các trạm nhiên liệu tại khu vực của bạn nơi chúng có thể đựoc tái chế. Hoặc bạn có thể làm xích đu bằng cách cột một sợi dây thừng chắc quanh vỏ xe và treo chúng lên cây.
- Gỗ đã sử dụng. Có thể dùng trong ngành mỹ nghệ gỗ để tạo ra các vật dụng như là cái giá đựng gia vị
VI. Các mẹo hữu dụng:
- Thiết bị điện cũ. Hiến tặng các thiết bị điện cũ cho các trường học hay các trung tâm cộng đồng để những người khác có thể tái sử dụng chúng.
- Hiến tặng các quần áo và sách cũ. Những người khác có thể tái sử dụng các quần áo và sách bạn không còn cần đến khi bạn hiến tặng chúng cho các cửa hàng từ thiện
- Bán đi những thứ không còn dùng nữa. Hãy bán đi những thứ không còn dùng tới và bỏ đi một vài thứ không cần. Những người khác có thể có cách sử dụng chúng, thêm vào đó, việc làm này có thể mang đến cho bạn cơ hội kiếm thêm một ít tiền mặt.
- Các pin có thể nạp lại. Các pin nạp lại được có thể được tái sử dụng nhiều lần trước khi chúng bị vứt bỏ, chống lại các lọai pin thông thường mà tạo ra các  chất thải không cần thiết
- Làm thùng đựng chất thải. Bạn có thể tái sử dụng nhiều vật thải, như các vỏ trứng và các túi trà cũ bằng cách sử dụng thùng đựng chất thải
- Chu trình cỏ. Sau khi gặt bãi cỏ, thay vì vứt cỏ đã được cắt đi, hãy để chúng trong vườn. Các chất dinh dưỡng từ chúng đi vào lại trong đất và có tác dụng như phân bón.
VII. Các cách đơn giản thực hành 3T:
- Mang theo túi vải của riêng bạn khi tới mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa (tốt nhất là cửa hàng nào cũng mang). Từ chối sử dụng túi ni lông (trừ khi đựng thực phẩm tươi sống vì lý do vệ sinh)
- Mang bên người những chai nước mini có thể sử dụng nhiều lần, hoặc những bình đựng bằng gốm. Nếu quá đắt, hãy sử dụng các lọ thủy tinh kín.
- Hạn chế mua các loại thực phẩm tiện lợi đựng trong bao bì bằng nhựa. Hãy tự làm, chế biến thức ăn ở nhà. Vừa đảm đang vừa phong cách vừa sống xanh.
- Làm sạch bằng Thuốc muối (NAHCO3) hoặc giấm thay vì các chất tẩy rửa đựng trong các chai nhựa.
- Mang theo hộp để đựng thức ăn thừa khi đi nhà hàng.
- Mua số lượng lớn cà phê, hoặc cà phê được đựng và bảo quản trong các túi giấy hoặc các hộp giấy, hộp các-tông, hộp thiếc để pha uống thay vì mua cà phê pha sẵn đựng trong các chai nhựa để giảm thiểu chất thải nhựa.
- Phân loại rác để tận dụng những loại rác có thể tái chế (như giấy, nhựa…)
- Sử dụng giẻ lau bằng vải, hạn chế dùng giấy để lau chùi, làm sạch.
- Sử dụng những chiếc khăn mùi xoa bằng vải thay cho sử dụng rất nhiều khăn giấy.
- Sử dụng pin có thể sạc lại để giảm mua pin.
- Sử dụng túi vải hoặc hộp đựng sử dụng nhiều lần để mang cơm đến trường hoặc nơi làm việc.
- Không chỉ đèn nhé, hãy tắt cả TV, máy tính, đầu đĩa và những thiết bị khác khi không dùng để tiết kiệm điện.
XEM CHI TIẾT

Tái chế nhựa hiện trạng và giải pháp

Cùng với sự phát triển của dân số và kinh tế, lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TP.HCM ngày càng tăng. Một phần chất thải nhựa được chôn lấp cùng với chất thải rắn sinh hoạt, một phần khác được tái chế nhưng chủ yếu với công nghệ thô sơ, lạc hậu do đó phát sinh nhiều vấn đề về môi trường và chất lượng sản phẩm tái chế không cao. Đến nay, trước những yêu cầu bức thiết về nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhựa, các dự án tái chế nhựa quy mô lớn ra đời nhưng lại gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu phế liệu nhựa. Nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa, cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tập trung giải quyết 3 vấn đề chính: (i) quy định trách nhiệm tái chế chất thải nhựa đối với doanh nghiệp, (ii) nâng cao hiệu quả thu gom phế liệu nhựa và (iii) hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh hiện chịu nhiều áp lực từ các vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị với lượng phát sinh trung bình hơn 7.000 tấn mỗi ngày. Chiếm thành phần lớn thứ hai trong chất thải rắn sinh hoạt đồng thời với bản chất khó phân hủy, chất thải nhựa ngày càng đóng vai trò không nhỏ trong các vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị.
Để giải quyết lâu dài các vấn đề trên, bên cạnh các biện pháp xử lý truyền thống, thành phố cũng đã bước đầu triển khai những biện pháp quản lý chất thải rắn theo hướng 3T (tiết giảm, tái sử dụng, và tái chế chất thải). Trong đó, tái chế chất thải không chỉ giúp giảm lượng chất thải rắn phải xử lý mà còn có ý nghĩa to lớn trong tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2015, 60% chất thải sinh hoạt đô thị được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
Về phía ngành nhựa, thách thức lớn nhất hiện nay là nguồn cung cấp nguyên liệu. Quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, sản phẩm ngành nhựa khó cạnh tranh với các nước trong khu vực. Quy hoạch tổng thể ngành nhựa giai đoạn 2000-2020, Bộ Công thương đã đưa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một trong 3 chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng về nguyên liệu cho doanh nghiệp.
Thực tế, hoạt động tái chế nhựa tại TPHCM đã có từ lâu đời nhưng với công nghệ tái chế lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và chất lượng sản phẩm tái chế thấp. Trong khi đó, các dự án tái chế nhựa quy mô lớn lại gặp khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu. Hệ thống thu mua phế liệu nhựa hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu của các dự án tái chế nhựa quy mô lớn cả về chất và lượng. Vì vậy, để ngành tái chế nhựa phát triển mạnh như một ngành sản xuất công nghiệp nhằm không chỉ sử dụng hiệu quả tài nguyên, đạt hiệu quả kinh tế mà còn giảm thiểu các vấn đề môi trường liên quan thì việc đánh giá chính xác về hiện trạng hoạt động tái chế nhựa nói riêng ở TP HCM là rất cần thiết. Từ đó định hướng phát triển ngành tái chế nhựa cũng như xây dựng chính sách hỗ trợ sự phát triển của ngành tái chế nhựa tại Thành phố.
2. HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ TIỀM NĂNG TÁI CHẾ CHẤT THẢI NHỰA TẠI TP HCM
    2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải nhựa tại TP HCM
    Kết quả khảo sát thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt của Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM (2009) cho thấy nhựa chiếm tỷ trọng cao (chỉ sau rác thực phẩm) trong chất thải rắn đô thị. Trong đó, có thể thấy nhựa chiếm tỷ lệ cao trong chất thải rắn siêu thị, trung tâm thương mại (20,16%) và khu vực văn phòng (14,3%).
    Bảng 1. Thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt

    Nguồn
    Tỷ lệ thành phần nhựa (%)
    Khoảng dao động
    Trung bình
    1
    Hộ gia đình
    0-34,2
    8,9
    2
    Văn phòng
    0-31,2
    1,3
    3
    Chợ
    0-8,3
    4,4
    4
    Siêu thị, trung tâm thương mại
    7,6-38,6
    20,2
    5
    Trạm trung chuyển
    0,75-8,1
    3,2
    6
    Bãi chôn lấp
    0,9-2,9
    1,9
    (Nguồn: Quỹ Tái chế chất thải, 2009)
    Như vậy, ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TP.HCM.  Trong đó, khoảng 48.000 tấn chất thải nhựa bị chôn lấp cùng các loại chất thải khác mỗi năm (chủ yếu là các loại nhựa ít có giá trị), còn khoảng 200.000 tấn chất thải nhựa tổn lưu, được thu mua để tái chế hoặc phát tán vào môi trường.

    sơ đồ dòng chất thải nhựa tại tphcm
    2.2 Tiềm năng tái chế chất thải nhựa trên địa bàn TP.HCM
    Theo số liệu của Hiệp hội nhựa Việt Nam (2009), tốc độ tiêu thụ nhựa bình quân của người Việt Nam hiện nay là 28kg, thấp hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực. Không chỉ dân số mà cả tốc độ tiêu thụ nhựa tại TP.HCM đang không ngừng tăng nhanh cùng với tốc độ phát triển kinh tế. Điều này đồng nghĩa với sản lượng nhựa tiêu thụ và chất thải nhựa phát sinh sẽ không ngừng tăng nhanh trong tương lai. Nếu dân số TP.HCM giữ tốc độ tăng bình quân 3,5% (tự nhiên và cơ học) và tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhựa tại TP.HCM đạt bằng mức bình quân thế giới hiện nay (40kg/người), ước tính đến năm 2020, lượng nhựa tiêu thụ cũng như lượng chất thải nhựa phát sinh tại TP.HCM sẽ vào khoảng 400.000 tấn/năm. Lượng chất thải nhựa này một mặt là gánh nặng đối với công tác quản lý môi trường của thành phố đồng thời mặt khác lại là cơ hội cho ngành tái chế nhựa nói riêng và ngành nhựa nói chung của thành phố. Những cơ hội mà hoạt động tái chế chất thải nhựa đem lại cho thành phố có thể tóm tắt như sau:

    (1) Về mặt kinh tế
    - Tăng hiệu quả kinh tế cho ngành nhựa. Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (2009), chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm. Khảo sát từ các doanh nghiệp, việc sử dụng phế liệu nhựa làm cho giá nguyên liệu đầu vào giảm khoảng 30% sẽ góp phần làm giảm giá thành sản phẩm hơn 15%. Khác với thời gian trước đây, tỷ lệ hạt nhựa tái sinh pha với hạt nhựa nguyên sinh chỉ đạt mức 20%, nhưng với công nghệ hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên 3-4 lần. Ngoài ra, công nghệ tái chế tiên tiến trên thế giới đã cho phép tăng cường khả năng cạnh tranh do hạn chế được các khoản phát sinh trong sản xuất như điện năng tiêu hao, nhân công… Tại Công ty nhựa Việt Nam, chỉ tính mức tận dụng từ 35-50% nguyên liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng được 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành.  Không những vậy, một số khách hàng Nhật, Châu Âu, Mỹ chuộng những sản phẩm nhựa “thân thiện với môi trường”, một số yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái chế (Hiệp hội nhựa Việt Nam, 2009).
    Giảm gánh nặng xử lý chất thải nhựa. Không chỉ đem lại lợi kích kinh tế cho ngành nhựa, tái chế chất thải nhựa còn giúp giảm chi phí sử dụng cho xử lý chất thải nhựa, vốn đang được chôn lấp cùng với các loại chất thải rắn sinh hoạt khác. Chi phí chôn lấp một tấn rác hiện nay là 300.000 VNĐ/tấn. Như vậy, nếu 50.000 tấn chất thải nhựa hiện đang được chôn lấp được tái chế, thành phố có thể tiết kiệm được khoảng 15 tỷ mỗi năm.

    (2) Về mặt xã hội
    -         Tái chế chất thải nhựa, đặc biệt là hoạt động thu gom và phân loại chất thải nhựa tạo cơ hội việc làm cho lao động trình độ thấp.
    -         Giảm lượng rác thải cần chôn lấp cũng có nghĩa giảm áp lực về diện tích đất dành cho chôn lấp, và đất sẽ được sử dụng cho các mục đích công cộng khác.
    -         Góp phần bình ổn giá nguyên liệu cũng như sản phẩm nhựa trong nước.

    (3) Về mặt môi trường
    -         Tác động đầu tiên về mặt môi trường là tiết kiệm năng lượng cho sản xuất hạt nhựa nguyên sinh. Như đã trình bày, tái chế 1 tấn nhựa có thể tiết kiệm năng lượng sử dụng cho 2 người trong 1 năm, tương đương với 2000 pound dầu hỏa (tương đương khoảng 90kg) (WRAP, 2008). Như vậy, nếu tái chế 250.000 tấn nhựa sẽ tiết kiệm được khoảng 23 ngàn tấn dầu mỗi năm.
    -         Bảo tồn tài nguyên không thể tái tạo. Nhựa được sản xuất từ dầu mỏ, giảm sản xuất hạt nhựa giúp tiết kiệm tài nguyên không thể tái tạo là dầu mỏ.
    -         Bên cạnh đó, thu gom và tái chế chất thải nhựa hiệu quả giúp giảm thiểu hàng loạt vấn đề môi trường liên quan đến chất thải nhựa như mất mỹ quan đô thị, tắc nghẽn cống rãnh, suy thoái đất…

    3. HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ PHẾ LIỆU NHỰA TẠI TP.HCM
      Hiện nay, hoạt động tái chế nhựa tại TPHCM đang được thực hiện bởi hai nhóm đơn vị: (i) các cơ sở tái chế nhựa vừa và nhỏ và (ii) các doanh nghiệp nhựa lớn.
      Đối với các cơ sở tái chế nhựa vừa và nhỏ, có thể thấy lợi ích đem lại từ hoạt động của các đơn vị này chủ yếu là giảm lượng rác thải cần xử lý, tái chế chất thải thành nguyên liệu có ích, tạo được việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, rõ ràng với công nghệ sử dụng như hiện nay, hiệu quả kinh tế-môi trường của hoạt động tái chế nhựa của các đơn vị này là không cao, hiệu suất tiêu thụ năng lượng cao, phát thải ô nhiễm cao, hạt nhựa tái chế có chất lượng thấp chỉ sử dụng để sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng giá trị thấp, hiệu quả kinh tế đem lại không cao.
      Theo kết quả khảo sát của Quỹ Tái chế chất thải (2009), 14% các doanh nghiệp nhựa lớn tại TP.HCM có hoạt động tái chế nhựa, trong đó 57% sử dụng nguồn phế liệu nhựa là sản phẩm lỗi trong sản xuất của công ty, phần còn lại có thu mua phế liệu nhựa từ bên ngoài để tái chế. Đối với các doanh nghiệp nhựa lớn, do sử dụng công nghệ tiên tiến, hoạt động tái chế nhựa tại các đơn vị này đem lại hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội cao. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhựa lớn hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc tái chế các phế phẩm nhựa trong sản xuất, chưa mạnh dạn thu gom, tái chế phế liệu nhựa từ rác thải sinh hoạt do còn e ngại về tính ổn định của nguyên liệu đầu vào.
      Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tái chế nhựa tại TPHCM không chỉ có các ưu khuyết điểm  các yếu tố nội tại của ngành tái chế nhựa mà còn cả các yếu tố thuận lợi và khó khăn từ bên ngoài.

      (1) Điểm mạnh
      Quy mô đầu tư. Hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều là qui mô vừa và nhỏ. Đây là một ưu điểm của các cơ sở tái chế nhựa hiện nay thể hiện ở tính linh hoạt cao, mạng lưới thu mua nguyên liệu nhựa phế thải rộng khắp, sản phẩm đa dạng, có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường..
      Công nghệ tái chế. Công nghệ tái chế lạc hậu, thô sơ là một hệ quả của mức đầu tư thấp, nhỏ lẻ đồng thời về một phương diện khác cũng là một lợi điểm khả năng thay đổi dễ dàng công nghệ tái chế và về thu hút đầu tư do yêu cầu vốn đầu tư thấp.
      Giá nhân công rẻ. Điều này là một trong những yếu tố làm cho sản phẩm nhựa tái chế có tính cạnh tranh cao về giá thành.

      (2) Điểm yếu
      Quy mô đầu tư. Quy mô đầu tư nhỏ, vốn ít là một khó khăn cho cho các cơ sở trong việc đầu tư cho công nghệ và trong việc thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
      Công nghệ tái chế. Nhược điểm lớn nhất của công nghệ tái chế truyền thống hiện nay là chât lượng sản phẩm nhựa tái chế thấp, chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường bình dân đồng thời mức tiêu hao năng lượng và mức phát thải cao.
      Mặt bằng sản xuất. Hầu hết các cơ sở tái chế nhựa đều có diện tích nhỏ hẹp, điều này gây khó khăn cho nhu cầu mở rộng sản xuất cũng như thay đổi công nghệ của cơ sở.
      Yếu tố con người. Lực lượng lao động ngành tái chế nhựa hiện nay có nhược điểm là hầu hết trình độ thấp, tay nghề chưa cao. Đây là một khó khăn quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả tái chế, đổi mới công nghệ sản xuất và mở rộng sản xuất. Năng lực quản lý của đội ngũ quản lý trong các cơ sở tái chế nhựa rất thấp so với mặt bằng chung của các ngành sản xuất khác, hầu hết là chủ cơ sở và quản lý theo quy mô gia đình. Điều này hợp lý khi sản xuất ở quy mô nhỏ, nhưng là một trở ngại quan trọng đối với đổi mới công nghệ tái chế và mở rộng sản xuất.

      (3) Thuận lợi
      Về nguồn phế liệu nhựa. Nhựa chiếm tỷ trọng lớn trong lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và có xu hướng ngày càng tăng.
      Giá phế liệu. Giá phế liệu rất thấp. Theo khảo sát, giá phế liệu nhựa dao động khoảng 1500 – 8000 đ/kg (Quỹ Tái chế, 2009). Do đó, hạt nhựa tái chế từ chất thải nhựa sinh hoạt có giá thấp hơn nhiều so với hạt nhựa nguyên sinh.
      Các yếu tố xã hội.
      Chương trình phân loại rác tại nguồn được xã hội quan tâm và đang từng bước được mở rộng. Đây là một điều kiện thuận lợi cho các cơ sở tái chế trong quá trình thu mua và phân loại nhựa phế liệu.
      Với việc thành lập Quỹ Tái chế chất thải, TP.HCM hiện đi đầu trong việc chính thức có cơ quan nhà nước hỗ trợ và xúc tiến các hoạt động tái chế. Bên cạnh việc cho vay vốn đối với các dự án tái chế, Quỹ Tái chế chất thải tham gia đề xuất chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế, tham gia xúc tiến các dự án tái chế và hỗ trợ thông tin cho các đơn đơn vị làm tái chế, nâng cao nhận thức cộng đồng về phân loại rác tại nguồn, tăng cường tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải,…

      (1) Khó khăn
      Về nguồn phế liệu.
      Nguồn nguyên liệu phế liệu nhựa được thu mua từ nhiều nguồn, thành phần và chất lượng không ổn định. Do không được phân loại ngay từ nguồn nên phế liệu nhựa còn lẫn nhiều tạp chất gây khó khăn cho công việc lưu trữ và tái chế nhựa đồng thời ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm nhựa tái chế. Nguồn cung cấp phế liệu không đảm bảo về số lượng và chất lượng gây khó khăn chủ yếu cho các dự án tái chế quy mô lớn. Sự bị động về nguồn phế liệu làm ngành tái chế nói chung và ngành tái chế nhựa khó có thể lên kế hoạch sản xuất cụ thể và không dám mở rộng quy mô sản xuất.
      Nguồn vốn. Thiếu nguồn vốn cho công tác đầu tư để mở rộng và phát triển các hoạt động tái chế nhựa trên địa bàn TP.HCM, chủ yếu là đối với các đơn vị tái chế vừa và nhỏ.
      Thị trường. Đại bộ phận người tiêu dùng hiện nay không ủng hộ các sản phẩm nhựa tái chế do lo sợ nguồn gốc phế liệu nhựa không rõ ràng, chất lượng nhựa tái chế thấp, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhựa đa dạng về chủng loại, mẫu mã.
      Tài chính. Các tổ chức tài chính, ngân hàng rất quan trọng trong việc cung cấp sự hỗ trợ cho các cơ sở tái chế nhựa để họ có thể mở rộng sản xuất, nâng cao công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh và thành công trong việc sản xuất kinh doanh. Theo luật Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng có thể cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp khi mà có sự đảm bảo về việc thanh toán nợ. Đây là một khó khăn cho các cơ sở tái chế quy mô nhỏ trong cơ hội vay vốn đầu tư cải tiến công nghệ và mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó, cũng không có sự khuyến khích, ưu đãi nào từ các ngân hàng về việc cho vay để tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường[1].
      Chính sách
      Hoạt động tái chế nhựa được liệt vào danh sách các ngành nghề sản xuất, kinh doanh không cấp mới giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, không cấp mới hoặc điều chỉnh giấy phép đầu tư trong khu dân cư tập trung.
      Hoạt động tái chế chất thải chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía các cơ quản lý nhà nước. Về mặt luật và chính sách, hiện vẫn chưa có quy định cụ thể nhằm khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động tái chế nói chung và tái chế nhựa nói riêng. Vì vậy, hoạt động tái chế nhựa chưa thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế khác, các cơ sở tái chế hiện nay cũng không có động lực và sự hỗ trợ cần thiết để nâng cấp công nghệ và mở rộng sản xuất.

      4. GIẢI PHÁP HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ NHỰA
        Để nâng cao hiệu quả và phát triển hoạt động tái chế nhựa tại TPHCM, cần phải thực thi đồng bộ nhiều giải pháp gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp mang tính kinh tế và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thay đổi thói quen tiêu dùng và thải bỏ chất thải nhựa. Các giải pháp này tập trung giải quyết 3 vấn đề (i) quy định trách nhiệm tái chế chất thải nhựa đối với doanh nghiệp, (ii) nâng cao hiệu quả thu gom phế liệu nhựa và (iii) hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia tái chế nhựa.

        4.1 Nâng cao hiệu quả thu gom và phân loại phế liệu nhựa
        Theo khảo sát của Quỹ Tái chế (2009), khó khăn của các dự án tái chế nhựa quy mô lớn không nằm ở vấn đề đầu tư công nghệ mà là ở nguồn nguyên liệu. Hệ thống thu mua phế liệu nhựa hiện nay không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cả về lượng vẫn về chất.
        Nhóm các giải pháp mang tính pháp lý
        -         Quy định về việc dán nhãn phân loại bao bì nhựa, sản phẩm nhựa;
        -         Quy định về bắt buộc phân loại chất thải rắn tại nguồn.
        Nhóm các giải pháp mang tính kinh tế
        -         Tính phí thu gom và tái chế bao bì nhựa.
        Các giải pháp khác
        -         Thực hiện ký quỹ hoàn chi đối với một số bao bì nhựa;
        -   Lập hệ thống thu gom chất thải nhựa (đặc biệt là các loại ít có giá trị như túi ni-lông) tại các điểm công cộng;
        -         Tổ chức điều phối hoạt động thu mua phế liệu;
        -         Nâng cao ý thức cộng đồng về sử dụng và thải bỏ hợp lý chất thải nhựa.
        mô hình hệ thống thu mua phế liệu có sự điều phối
        4.2 Chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế nhựa
        Nhu cầu hỗ trợ của các đơn vị tái chế nhựa hiện nay tập trung ở 3 vấn đề: nguyên liệu, vốn và mặt bằng. Mục tiêu của Chính sách là hỗ trợ ngành Tái chế nhựa thành phố khắc phục các khó khăn và tạo các thuận lợi về môi trường chính sách-kinh tế-xã hội để ngành tái chế nhựa có thể hoạt động một cách có hiệu quả nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm tihểu các vấn đề môi trường liên quan đến chất thải rắn.
        Hoạt động tái chế nhựa (các đơn vị tái chế nhựa, các dự án tái chế nhựa) cần được hỗ trợ trên bốn phương diện chính sau đây:
        (1) Hỗ trợ mặt bằng
        Vận dụng Điều 33, 68 và 117, Luật BVMT (2005), các cơ sở tái chế nhựa (có nhu cầu) được hỗ trợ về đất đai để tạo điều kiện ổn định sản xuất lâu dài.
        Hình thức hỗ trợ:
        -         Hỗ trợ, tư vấn tìm kiếm mặt bằng sản xuất phù hợp. Ưu tiên bố trí mặt bằng cho các dự án tái chế nói chung và tái chế nhựa nói riêng trong quy hoạch các khu liên hiệp xử lý chất thải rắn của thành phố;
        -         Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điên, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống xử lý nước thải...);
        -         Miễn hoặc giảm tiền thuê đất trong một số năm nhất định khi dự án mới đi vào hoạt động (theo Luật Bảo Vệ Môi Trường và các quy định hiện hành).
        Như vậy, các dự án tái chế nhựa sẽ được cấp đất trong các khu Liên Hiệp Xử Lý CTR đã quy hoạch (Phước Hiệp, Củ Chi, Đa Phước, Bình Chánh và Thủ Thừa, Long An);
        (2) Hỗ trợ về Tài chính
        Vận dụng Điều 33, 68 và 117, Luật Bảo vệ Môi trường (2005), các doanh nghiệp tái chế nhựa được ưu tiên hỗ trợ về tài chính.
        Hỗ trợ về vốn:
        Các dự án tái chế nhựa có nhu cầu hỗ trợ về vốn có thể nộp hồ sơ xin vay vốn tại Quỹ Tái chế chất thải. Các dự án đảm bảo các tiêu chí theo Quy chế cho vay của Quỹ sẽ được cho vay ưu đãi (lãi suất thấp hoặc bằng không) trong một thời hạn nhất định đối với các dự án đầu tư về công nghệ tái chế nhựa, đầu tư cải thiện chất lượng sản phẩm nhựa tái chế, cải tiến hệ thống thu mua và phân loại có hiệu quả hơn. Mức cho vay tối đa đối với mỗi dự án là 7,5 tỷ đồng.
        Ưu đãi về thuế:
        Quỹ Tái Chế đề xuất để các doanh nghiệp tái chế nhựa được hưởng các ưu đãi về thuế như được miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp trong một số năm nhất định.
        (3) Hỗ trợ Kỹ thuật và Thông tin
        Các cơ sở tái chế nhựa được tạo điều kiện tiếp cận với công nghệ tái chế tiên tiến, được hỗ trợ thông tin và tư vấn kỹ thuật, đặc biệt là về:
        -         Công nghệ tái chế nhựa tiên tiến;
        -         Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho ngành tái chế nhựa;
        -         Kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt động ngành tái chế nhựa;
        -         Thông tin về các chính sách hỗ trợ tái chế nhựa.
        Quỹ tái chế hỗ trợ thông tin và kỹ thuật cho các cơ sở tái chế nhựa với các hình thức như:
        -         Phối hợp với các cơ quan chức năng các công ty nhựa trong và ngoài nước tổ chức các hội thảo cập nhật thông tin và phổ biến, quảng bá về công nghệ tái chế nhựa cho các cơ sở tái chế nhựa;
        -         Phối hợp với các cơ quan chức năng, các viện nghiên cứu… tổ chức các lớp tập huấn sản xuất sạch hơn ngành nhựa;
        -         Tổ chức cho các cơ sở tái chế nhựa tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các cơ sở tái chế nhựa điển hình trong và ngoài nước;
        -         Tổ chức một bộ phận tư vấn thường trực (thuộc Quỹ Tái chê), chuyên trách hỗ trợ kỹ thuật và thông tin, cung cấp cơ sở dữ liệu về ngành nhựa cho các cơ sở tái chế nhưa;
        (4) Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tái chế
        Chứng nhận chất lượng và nguồn gốc sản phẩm tái chế. Theo khảo sát của Quỹ Tái chế, tâm lý người tiêu dùng hiện nay vẫn còn e ngại đối với các sản phẩm từ hạt nhựa tái chế. Người tiêu dùng hiện nay thường đánh đồng sản phẩm tái chế với sản phẩm chất lượng kém, mẫu mã xấu. Vì vậy, để hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm tái chế nói chung và nhựa tái chế nói riêng, cần có tổ chức chứng nhận chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm tái chế nhựa.
        Thúc đẩy mua bán sản phẩm có nguồn gốc từ tái chế. Khuyến khích/bắt buộc các tổ chức nhà nước mua các sản phẩm có nguồn gốc tái chế và thể hiện trong báo cáo hoạt động.

        4.3 Thành lập Hiệp hội Tái chế
        Thật sự cần phải có một tổ chức giúp liên kết các hoạt động trong lĩnh vực tái chế, đóng vai trò làm cầu nối, vừa hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định về tái chế, vừa hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế hoạt động theo hướng phát triển bền vững phù hợp với Luật pháp VN. Sự ra đời của Hiệp hội tái chế sẽ đáp ứng các nhu cầu trên. Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương sẽ quản lý và giám sát việc thi hành các luật, quy định liên quan đến tái chế nhựa thông qua hiệp hội tái chế nhựa.
        Hiệp hội tái chế nhựa điều phối hoạt động tái chế chất thải, thu phí tái chế chất thải từ nhà sản xuất. Đơn vị tái chế nhận tiền từ hiệp hội để tái chế chất thải và báo cáo hoạt động tái chế về cho hiệp hội.
        Vai trò của Hiệp hội Tái chế trong quá trình điều phối và thu phí tái chế
        5. KẾT LUẬN
          Chiếm thành phần lớn thứ hai trong chất thải rắn hoạt đồng thời với bản chất khó phân hủy, chất thải nhựa đang ngày càng trở nên vấn đề cần quan tâm tại TP HCM. Hiện nay, tại TPHCM, một phần chất thải nhựa được chôn lấp, một phần khác được tái chế nhưng chủ yếu với công nghệ thô sơ, lạc hậu phát sinh nhiều ô nhiễm trong quá trình tái chế và chất lượng sản phẩm tái chế không cao. Phần chất thải nhựa còn lại phát tán trong môi trường, không chỉ gây ô nhiễm mà còn mất mỹ quan đô thị. Trong khi đó, các dự án tái chế nhựa quy mô lớn, công nghệ cao lại đang gặp khó khăn về nguồn cung cấp nguyên liệu do hệ thống thu mua phế liệu nhựa hiện nay chưa thật sự hiệu quả.
          Hoạt động tái chế chất thải nhựa là cần thiết và cần được phát triển bền vững tại TP.HCM. Tuy nhiên, để tái chế chất thải nhựa thật sự đem lại hiệu quả kinh tế-môi trường, cần thiết phải hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với các cơ sở tái chế vừa và nhỏ, đồng thời nâng cao hiệu quả thu gom phế liệu nhựa nhằm hỗ trợ nguồn nguyên liệu cho các dự án tái chế nhựa quy mô lớn. Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh các chính sách hỗ trợ khuyến khích từ phía nhà nước, cần có cơ sở pháp lý quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng đối với tái chế chất thải nhựa.


          XEM CHI TIẾT