Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Tin tức ngành nhựa

1.việt nam xuất khẩu hạt nhựa PP đầu tiên ra thị trường

Theo kế hoạch, từ đây đến cuối năm, Nhà máy lọc Dầu Dung Quất sẽ xuất xưởng 37.101 tấn sản phẩm hạt nhựa PP để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành nhựa trong nước.
Lô hàng hạt nhựa Polypropylene (PP) đầu tiên của Việt Nam từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã ra mắt thị trường ng
Ngày 23/7, tại Quảng Ngãi, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ tổng hợp Dầu khí (Petrosetco) - Công ty Phân phối Nguyên liệu công nghiệp Dầu khí (PIMD) và Tổng công ty Cổ phần Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC) tổ chức tiếp nhận 100 tấn hạt nhựa Polypropylene đầu tiên xuất xưởng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.

Đây là lô hàng nhựa PP mang thương hiệu “Made in Vietnam” đầu tiên được cung cấp ra thị trường. Lô hàng hạt nhựa PP được xuất xưởng với hai chủng loại JAN và INJECTION với chất lượng cao, được cung cấp cho các khách hàng là các công ty sản xuất các sản phẩm nhựa tại thị trường Việt Nam.

Theo kế hoạch, từ đây đến cuối năm, Nhà máy lọc Dầu Dung Quất sẽ xuất xưởng 37.101 tấn sản phẩm hạt nhựa PP để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho ngành nhựa trong nước.

Sản phẩm nhựa PP được sản xuất từ nguồn nguyên liệu Propylene của phân xưởng Propylene và Hydro của Nhà máy lọc dầu Dung Quất bằng công nghệ Hypol II của Tập đoàn Mitsui Chemicals (Nhật Bản). Theo nhà sản xuất, đây là một trong những công nghệ sản xuất hạt nhựa PP tiên tiến và uy tín nhất trên thế giới hiện nay. Công nghệ này cho ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định và được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Với việc sử dụng công nghệ Hypol II, sản phẩm của Nhà máy PP Dung Quất có thể đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của các nhà sản xuất nhựa Việt Nam, cho ra đời các thành phẩm đạt chất lượng cao về độ bền, màu sắc…
Đây là sản phẩm polymer đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, đánh dấu sự phát triển của ngành lọc hóa dầu Việt Nam. Việc đưa vào vận hành phân xưởng sản xuất sản phẩm nhựa PP của Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ tạo ra doanh thu từ 170-200 triệu USD/năm, góp phần giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu của ngành nhựa, giảm nhập siêu của nền kinh tế.

2.Xuất khẩu nhựa sẽ đạt kỷ lục 1 tỷ USD

Liên tục trong các tháng từ đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa hàng tháng luôn đạt trên 80 triệu USD. Đến thời điểm này, có thể khẳng định kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm 2010 sẽ đạt mốc 1 tỉ USD.
Hangnhua
Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa trong nửa cuối tháng 7/2010 đạt 46 triệu USD, tăng nhẹ so với kim ngạch xuất khẩu trong nửa đầu của tháng.

Tổng cộng, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa trong tháng 7/2010 ước đạt 86,4 triệu USD, tăng nhẹ so với kim ngạch xuất khẩu của tháng 6 và cao hơn 24,2% so với kim ngạch xuất khẩu của cùng kỳ năm ngoái.

Tổng cộng từ đầu năm, kim ngạch xuất khẩu các loại sản phẩm nhựa của nước ta đã đạt 554,1 triệu USD và được xuất khẩu tới gần 70 thị trường trên thế giới, trong đó có 7 thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.

Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này trong nửa cuối tháng 7 ước đạt 11,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng 26,5% tổng kim ngạch xuất khẩu trong kỳ.

Cùng thời gian, thị trường Mỹ xếp thứ hai với kim ngạch ước đạt 5,7 triệu USD. Thời điểm trước năm 2009, Mỹ là thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, sau sự kiện chính phủ nước này áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng túi nhựa của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tới thị trường này đã giảm đáng kể.

Hai thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo là Đức và Campuchia. Kim ngạch xuất khẩu đến thị trường Đức đạt 2,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 8,1%. Kim ngạch xuất khẩu tới thị trường Campuchia cũng đạt 1,5 triệu USD chiếm tỷ trọng 6,8%.

Nhìn chung, xuất khẩu tới hai thị trường này khá ổn định trong các tháng gần đây. Các sản phẩm dùng trong vận chuyển đóng gói vẫn là chủng loại sản phẩm được xuất khẩu nhiều nhất.

Đến thời điểm này, theo nhận định của trung tâm, có thể khẳng định kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa trong năm nay sẽ đạt mốc 1 tỉ USD.

3.Doanh nghiệp ngành nhựa: Đang có nhiều lợi thế



Theo đánh giá của Bộ Công thương, trong thời gian qua, ngành nhựa Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh và đã trở thành một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Cả nước có hơn 1.200 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ngành nhựa với khoảng 120.000 lao động, thuộc các ngành sản xuất bao bì nhựa, nhựa gia dụng, nhựa vật liệu xây dựng, nhựa kỹ thuật... Còn việc  quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2015, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa đạt 78.500 tỷ đồng, năm 2020 đạt 181.577 tỷ đồng và tới năm 2025 là 390.000 tỷ đồng.
Tăng cường xuất khẩu

Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năngxuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao.
Sản phẩm Đại Đồng Tiến hiện đang dẫn đầu về ngành nhựa ở Việt Nam.

Cụ thể, phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành công nghiệp đến năm 2015 đạt 5%, đến năm 2020 đạt 5,5% và tăng lên 6% vào năm 2025. Đến năm 2015, sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đạt 7,5 triệu tấn đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn.

Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tới 2015 là 2,15 tỷ USD, đến năm 2020 là 4,3 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng khoảng 15%.

Quy hoạch ngành nhựa còn nhằm chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Một trong những định hướng phát triển của ngành nhựa Việt Nam là khuyến khích đầu tư sản xuất khuôn mẫu, phụ tùng, thiết bị cho ngành, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa.

Theo Bộ Công thương, các dự án đầu tư cho sản xuất khuôn mẫu, thiết bị ngành nhựa cần được ưu đãi đầu tư như đối với ngành cơ khí trọng điểm (cho vay vốn tín dụng đầu tư là 85% tổng mức đầu tư).

Đồng thời, cần khuyến khích sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, quy định những sản phẩm nào đã qua sử dụng phải được tái sinh, cập nhật những thành tựu của thế giới về các loại vật liệu mới có khả năng tự phân hủy, các loại nhựa sinh học, nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường như các loại bao bì trên cơ sở tinh bột hoặt màng từ polyninylalcol.

Cần tái cấu trúc thị trường

Theo ông Trịnh Chí Cường, Tổng giám đốc Công ty CP Đại Đồng Tiến, trong thời gian qua cả nước đã có trên 400 doanh nghiệp nhựa phải đóng cửa. Chính vì vậy, năm 2012 sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong thời buổi khó khăn này mà doanh nghiệp đẩy hàng ra ào ào mà không tính chuyện thu nợ thì khó thành công được. Đại Đồng Tiến thì lại làm ngược lại, thu nợ và lựa chọn những đại lý có uy tín để phân phối sản phẩm, chứ không phân phối tràn lan. Chính vì vậy, hiện nay các doanh nghiệp cần tái cấu trúc lại thị trường. Về mặt sản xuất cần tận dụng vỹ mô, nhân sự, kỹ thuẫt viên chuyên sâu các mặt hàng… Từ năm 2007 - 2011, Đại Đồng Tiến doanh thu tăng trưởng bình quân hằng năm khá cao và ổn định. Tổng doanh thu năm 2007 trên 450 tỷ đồng, năm 2011 doanh thu đạt gần 900 tỷ đồng.

Ông Cường cho biết, muốn phát triển mạnh cần đầu tư chất xám (năng lực sản xuất, tạo ra cái gì cho riêng mình và ứng dụng trên toàn cầu). Chính phủ nên có đào tạo những trung tâm nghiên cứu, cơ sở hành lang pháp lý… hỗ trợ, sâu sát với nhu cầu doanh nghiệp.

Nhu cầu sử dụng hàng nhựa của người tiêu dùng tuy có giảm trong thời gian qua nhưng vẫn không đáng kể bởi đồ nhựa có thể thay thế và tiện ích hơn các vật dụng khác được làm từ gỗ, ván ép, sắt, inox… Nhắm đến đối tượng chính là người tiêu dùng thành thị, Đại Đồng Tiến cũng đã đưa ra thị trường dòng sản phẩm nội thất cao cấp và dòng sản phẩm nhựa gia dụng có tính năng kháng khuẩn. Hiện nay, Đại Đồng Tiến có nhà máy với quy mô 64.000 m2 tại tỉnh Đồng Nai chủ yếu sản xuất  theo yêu cầu về sản phẩm cho y tế (chất lượng cao) và thực phẩm.

Theo đánh giá của ông Phạm Trung Cang, Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam, thời điểm này các doanh nghiệp nhựa trong nước đang có nhiều cơ hội, ưu thế để xuất khẩu hàng vào các thị trường khó tính vì hàng nhựa Trung Quốc đang bị nhiều nước tẩy chay sau hàng loạt thông tin nhiều chủng loại hàng hóa của nước này có hóa chất độc hại. Ngày nay, nhiều siêu thị ở Mỹ, châu Âu đã bày bán sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất, trong khi một hai năm trước đa số là hàng Trung Quốc. Thị trường Campuchia 10 năm trước bị hàng nhựa Thái Lan chiếm lĩnh, nay hàng Việt Nam cũng đã đẩy lùi sản phẩm của người Thái.

4.Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới và xu hướng ngành nhựa thế giới năm 2011
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH NHỰA THẾ GIỚI
1. Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á: Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, trung bình 9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn  tới nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm 2009 và 2010. Tăng trưởng của ngành Nhựa Trung  Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm 2010. 
Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành Nhựa là do nhu cầu thế giới đang trong giai đoạn tăng cao. Sản lượng nhựa tiêu  thụ trên thế giới ước tính đạt 500 triệu tấn năm 2010 với tăng trưởng trung bình 5%/năm (theo BASF). Nhu cầu nhựa bình quân trung bình của thế giới năm 2010 ở mức 40 kg/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu với hơn 100 kg/năm. Dù khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm tại 2 thị trường này trong năm 2009 – 2010 và thậm chí tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á – khoảng 12-15%. Ngoài yếu tố địa lý, nhu cầu cho sản phẩm nhựa cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa (end-markets) như ngành thực phẩm (3.5%), thiết bị điện tử (2.9%), xây dựng (5% tại châu Á). Nhu cầu cho sản phẩm nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm, 3.1% trong ngành  thiết bị điện tử và 6-8% trong ngành xây dựng (Mỹ) là yếu tố quan trọng đẩy tăng nhu cầu nhựa thế giới.
 
2.  Nguồn cung phục hồi mạnh trong năm 2010, dần trở lại mức trước khủng hoảng nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu ngày càng lớn:
Năm 2010, sản lượng nhựa thế giới hồi phục mạnh mẽ lên 300 triệu tấn, cao hơn 32%sản lượng của 2009. Sản lượng thế giới năm 2009 giảm chủ yếu do giá thành sản xuất leo thang và ảnh hưởng của kinh tế suy thoái. Với các gói kích cầu, khuyến khích sản xuất, đặc biệt tại Thái Lan, sản lượng nhựa thế giới đã quay trở lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng tuy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới. Cộng thêm với giá NPL đột biến, giá thành sản phẩm nhựa theo đó cũng tăng tới 25% trong năm 2010. 
Tăng trưởng sản lượng ở châu Á (đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á) đặc biệt ấn tượng trong năm 2009 và 2010 với ~ 15%. Đây là nguyên nhân chính giúp tăng trưởng ngành nhựa châu Á đạt trên 2 con số trong năm vừa qua. Khu vực châu Á hiện sản xuất 37% tổng sản lượng nhựa sản xuất toàn cầu, với 15% thuộc về Trung Quốc. Châu Âu và NAFTA theo sát với 24% và 23% tương ứng. Sản lượng sản xuất giảm nhẹ ở hai khu vực này do cạnh tranh lớn với sản phẩm từ châu Á và ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế và nợ công châu Âu.  
3.  Nguồn cung nguyên liệu vẫn đang thiếu và phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng dầu mỏ, khí ga tự nhiên:
Xu hướng chung năm 2010 là cầu vượt cung, sản lượng giảm đẩy giá hạt nhựa lên cao (nhất là vào quý 2 và quý 4). Nguyên nhân chính là do tăng giá dầu thô và gas tự nhiên - nguyên liệu đầu vào sản xuất hạt nhựa.  
Trung Quốc và Trung Đông đang dần soán ngôi Mỹ và Tây Âu trong cung và cầu hạt nhựa. Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa trên thế giới đạt 280 triệu tấn, tăng 24% kể từ năm 2006. Trong đó, khu vực châu Á chiếm 42% tổng sản lượng tiêu thụ, châu Âu với 23% và Bắc Mỹ 21%. Nhu cầu cho hạt nhựa PE và PP là lớn nhất (29% và 19%). Nhựa PET (8%) là nhóm đang tăng trưởng tốt nhất với 7%/năm. Nguồn cung hạt nhựa PET đã tăng 25% từ năm 2006 nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu của phân nhóm này.   
  Hiện tại, Trung Quốc, Trung Đông và Nga sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu nhựa nhiều nhất thế giới. Thị trường Trung Quốc có sức tăng trưởng mạnh nhất. 6 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất 21 triệu tấn hạt nhựa, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, PVC chiếm 28.2% tổng sản lượng. Trong khi đó, Trung Đông là khu vực sản xuất PE lớn nhất. Xuất khẩu PE ở Trung Đông dự kiến tăng từ 4.3 triệu tấn lên 11.7 triệu tấn trong năm 2013, vượt châu Á và Tây Âu 
(Nguồn: ICIS). Như vậy, giá hạt PE và PP thế giới phụ thuộc lớn vào tình hình vĩ mô của các khu vực này.  

4.  Phụ  thuộc vào các ngành  sản phẩm cuối như  thực phẩm, xây dựng,  thiết bị điện  tử, ô  tô: 
Ngành nhựa được  chia  ra  thành nhiều phân khúc nhỏ dựa trên sản phẩm như nhựa bao bì, nhựa xây dựng, phụ kiện xe hơi, thiết bị điện tử, … Tăng trưởng của các phân khúc này phụ thuộc lớn vào nhu cầu cho sản phẩm nhựa và tăng trưởng của các ngành sản phẩm cuối.  
Phân khúc sản xuất bao bì  : chiếm tỷ trọng  lớn nhất trong tổng sản phẩm nhựa được sản xuất (40%): Giá trị của phân khúc sản xuất bao bì được dự báo sẽ đạt khoảng 180 tỷ USD năm 2011. Tăng trưởng trung bình 4%/năm phụ thuộc vào tăng  trưởng của các phân khúc end-products như:  thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…,.   Đây chủ yếu  là các ngành  ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên dự báo tăng trưởng phân khúc này sẽ ổn định trong 2011.
  Vật  liệu xây dựng  (20%): Năm 2009-2010, phân khúc này  chịu ảnh hưởng  tiêu  cực bởi khủng hoảng và  cắt giảm  xây dựng công tại Mỹ và Châu Âu - 2 thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, nhựa xây dựng được dự báo sẽ phục hồi trong giai đoạn 2011-2012 với nhu cầu cho ống nhựa  thế giới  tăng 4.5%/năm  lên 8.2  tỷ mét. Tăng  trưởng cao nhất sẽ ở các quốc gia  đang phát triển như Trung Quốc (30% nhu cầu thế giới) và Nhật Bản do nhu cầu tái xây dựng sau động đất. Khu vực Tây 
Âu, Bắc Mỹ tuy mức tăng chậm lại nhưng vẫn là những quốc gia tiêu thụ lượng ống nước nhiều nhất. Dự kiến giá trị sản phẩm ống nhựa (tỷ trọng lớn nhất) sẽ tăng 6.6% lên 38.6 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2015 tại thị trường Mỹ.


  

 
Phụ kiện xe hơi (7%): Tăng trưởng ở thị trường châu Á trung bình 5%. Dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình sóng thần và động đất tại Nhật Bản, một trong những nước sản xuất phụ kiện ô tô lớn.   
  Thiết bị điện tử (5.6%):  Với nhu cầu cho các thiết bị điện tử như laptop, ti vi, máy in … tăng dần ở Ấn Độ, Đông Nam Á, 
Trung Quốc, phân khúc có tiềm năng tăng trung bình 5%/năm.            

5.  Nhựa tái chế đang ngày càng được các chính phủ khuyến khích và nguồn cung cho mặt hàng này vẫn đang thiếu hụt nhiều:
So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế là sản phẩm khá mới mẻ và đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước phát triển do đặc tính thân thiện với môi trường và mục đích tiết kiệm năng lượng do có thể tái chế nhựa. Sản lượng nhựa tái chế tăng trung bình 11% trong 10 năm qua, là một trong những phân ngành có tăng trưởng ấn tượng nhất trong ngành nhựa thế giới. Tính đến 2009, tỷ lệ nhựa tái chế tại các nước châu Âu như Pháp, Đức chiếm 15-30% và tỷ lệ cao nhất cao nhất tại Anh với 40%. Từ 2006, nguồn cung cho nhựa tái chế đã tăng mạnh nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu. 
  Sản phẩm và triển vọng: Các sản phẩm nhựa có thể tái chế hiện nay chủ yếu  là sản phẩm của phân ngành bao bì nhựa như các chai nhựa PET, bao bì thực phẩm... Trong những năm gần đây, số lượng chai nhựa PET tái chế tăng gấp đôi, chiếm 30%  tổng  lượng chai PET được  tiêu  thụ  trên  thế giới. Đây cũng  là  tăng  trưởng ấn  tượng nhất  trong các phân khúc bao bì nhựa. Nhu cầu cho nhựa tái chế tại các quốc giá phát triển đang ngày càng cao dẫn tới nhu cầu tăng cho hạt nhựa PET và HDPE, nguyên liệu chính sản xuất nhựa có thể tái chế. Tiêu thụ hạt nhựa PET vượt 500,000 tấn trong năm nay và có khả năng vượt 600,000 tấn trong các năm tới. Triển vọng tăng trưởng của nhựa PET tái chế là rất lớn. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), chai nhựa tái chế chiếm khoảng 2% số lượng nhựa tái chế tại Mỹ. Với mục tiêu 25% số nhựa tiêu thụ sẽ được sản xuất từ nhựa tái chế, thị phần và sản lượng chai nhựa PET sẽ càng tăng. 
  Công nghệ:  Loại máy quan  trọng nhất  trong  sản  xuất nhựa PET  là máy  thổi  khuôn.  Loại  cơ bản nhất  là máy  thổi khuôn một bậc (Single Stage Blow Molding machine), được đưa vào sử dụng từ 1975, có thể thổi được chai lọ trong mọi hình dáng và kích cỡ. Máy ép  thổi (Injection Molding machine) được sử dụng để  tạo khuôn  trước khi đưa vào máy thổi. Máy thổi khuôn cải tiến có hai bậc  (Two Stage Blow Molding machine) bao gồm cả công nghệ ép thổi và kéo đùn  thổi,  linh hoạt hơn máy một bậc và có  thể  tạo  ra khoảng 4,000 – 6,000 chai/giờ,  tùy đời máy. Máy  thổi hiện đại nhất hiện nay kết hợp cả hai loại máy trên (Integrated Two Stage Blow Molding Machine), thích hợp để sản xuất  từng  lô chai nhỏ với bề mặt nhẵn. Công nghệ càng  tiên  tiến, năng suất sản xuất càng cao. Ngoài  ra,  trên  thị trường hiện có máy ép thổi và thổi khuôn bán tự động và tự động hoàn toàn.  

XU HƯỚNG NGÀNH NHỰA THẾ GIỚI 2011 
Các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xu hướng chung của ngành Nhựa trong năm 2011 và các năm sau đó gồm có: tốc độ hồi  phục của nền kinh tế thế giới (đặc biệt là ở châu Á),  tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa như thực phẩm, xây dựng…, giá dầu và khí gas, chính sách môi trường của chính phủ các nước, và đột biến về kỹ thuật công nghệ (nếu có).  

  Tiếp tục tăng trưởng trên 4% trong năm 2011: Tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo ở mức 4.4% năm 2011 bởi IMF (hơn mức 4.2% năm 2010) và các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa trên thế giới như ngành thực phẩm – 3.5% (IMAP), ngành vật liệu xây dựng - 7%/năm (PwC), ... Thêm vào đó, nhu cầu cho sản phẩm nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm, 3.1% trong nhựa cho thiết bị điện tử và 6-8% trong ngành xây dựng (US) là yếu tố quan trọng đẩy tăng nhu cầu nhựa thế giới năm 2011. European Plastics ước  tính nhu cầu nhựa bình quân của  thế giới sẽ  tăng  trung bình 4%/năm. Theo các chuyên gia, nhu cầu nhựa hiện tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á – khoảng 12-15%. Hiện tiêu thụ nhựa trung bình tại khu vực này vào khoảng 25 kg/năm, thấp hơn mức trung bình thế giới nên còn nhiều tiềm năng và dự kiến sẽ đạt 40kg/năm từ nay đến năm 2015. Do đó, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa thế giới từ 2011 trở đi được dự báo sẽ  trên mức 4% và cao hơn tăng trưởng trung bình 3% của GDP thế giới. Trong đó, tăng trưởng cao nhất thuộc về châu Á với 5%/năm 2011 (IHS), đặc biệt tiếp tục trên 2 con số tại Trung Quốc và các nước đang phát triển. Như vậy, ngành Nhựa thế giới đang dần vực dậy nhờ sức đẩy của nền kinh tế và nhu cầu nhựa thế giới nói chung, và khu vực châu Á cùng các nước đang phát triển nói riêng. 
  Nhu cầu và giá thành nguyên liệu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2011 trong khi nguồn cung sẽ gặp khó khăn do bất ổn tại Trung Đông: Dự báo nhu cầu cho hạt nhựa  trong năm 2011 và 2012 sẽ  tăng mạnh nhất ở châu Á – nơi  tăng  trưởng chủ yếu  tập trung. Trong đó, ICIS dự báo nhu cầu cho hạt nhựa PET có thể tăng 41% từ 25 tỷ USD năm 2010 lên đến 36 tỷ USD trong năm 2011. Giá của hạt nhựa tăng đột biến hơn 10% trong Q1 và dự báo sẽ tiếp tục xu hướng này trong các quý tiếp theo chủ yếu do  tăng giá xăng dầu, khí gas và  thiếu nguồn cung. Giá dầu được Goldman Sachs dự báo sẽ  tiếp  tục  tăng  từ  trung bình 80 USD/thùng năm 2010 lên 105 USD/thùng năm 2011 và tình hình bất ổn ở Trung Đông có khả năng kéo dài. Chuyên gia của JP Morgan đã nhận định giá dầu sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt 120 USD/ thùng năm 2012. Vì vậy, giá hạt nhựa thế giới sẽ tiếp tục biến động theo xu hướng cao dần dẫn tới tăng giá hạt nhựa và các sản phẩm nhựa trong năm 2011. Trong bối cảnh này, lợi thế sẽ thuộc về các nước chủ động được nguồn NPL chế tạo và sản xuất hạt nhựa, và có quy mô sản xuất  lớn như Trung Quốc, các nước Trung Đông, Ấn Độ… 

  Nhựa tái chế sẽ có tăng trưởng mạnh và bền vững nhất trong thời gian tới: Thêm vào đó, xu hướng sử dụng và sản xuất nhựa tái chế đang ngày càng phổ biến với sản lượng tăng trung bình 11%/năm và hiện nguồn cung nhựa tái chế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhu cầu tái chế nhựa tăng cao một phần là nhờ chính sách khuyến khích của chính phủ các nước trong quá trình giảm  thiểu mức độ ô nhiễm môi  trường do sản phẩm nhựa gây  ra. Các nước Úc,  Ireland, Ý, Nam Phi, Đài Loan, … đã chính thức cấm sử dụng  túi nylon. Danh sách sản phẩm nhựa không được  lưu dùng của Trung Quốc đã dẫn  tới sự sụp đổ của nhà máy sản xuất bao bì nhựa mềm lớn nhất Trung Quốc - Suiping Huaqiang Plastic năm 2008. Và ngày càng nhiều nước đưa ra chính sách khuyến khích sử dụng nhựa tái chế, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây và đòi hỏi công nghệ mới và phức tạp hơn để sản xuất nhựa tái chế. 
5.chính phủ khuyến khích sử dụng nhựa tái chế
So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế là sản phẩm khá mới mẻ và đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước phát triển do đặc tính thân thiện với môi trường và mục đích tiết kiệm năng lượng do có thể tái chế nhựa. Sản lượng nhựa tái chế tăng trung bình 11% trong hơn 10 năm qua, là một trong những phân ngành có tăng trưởng ấn tượng nhất trong ngành nhựa thế giới. Tính đến 2009, tỷ lệ nhựa tái chế ở các nước châu Âu như Pháp, Đức chiếm 15-30% và tỷ lệ cao nhất tại Anh với 40%. Từ 2006, nguồn cung cho nhựa tái chế đã tăng mạnh nhưng vẫn chưa đủ cho như cầu.
nhuataiche
Sản phẩm và triển vọng: các sản phẩm nhựa có thể tái chế hiện nay chủ yếu là sản phẩm của phân ngành bao bì nhựa như các chai nhựa PET, bao bì thực phẩm...Trong những năm gần đây, số lượng chai nhựa PET tăng gấp đôi, chiếm 30% tổng lượng chai PET được tiêu thụ trên thế giới. Đây cũng là tăng trưởng ấn tượng nhất trong các phân khúc bao bì nhựa. Nhu cầu cho nhựa tái chế tại các quốc gia phát triển ngày càng cao dẫn tới nhu cầu tăng cho hạt nhựa PET và HDPE, nguyên liệu chính sản xuất nhựa có thể tái chế. Tiêu thụ hạt nhựa PET vượt 550,000 tấn trong năm 2012 và có khả năng vượt trên 600,000 tấn trong những năm tiếp theo. Triển vọng tăng trưởng của nhựa PET tái chế là rất lớn. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), chai nhựa tái chế chiếm khoảng 2% số lượng nhựa tái chế tại Mỹ. Với mục tiêu 25% số nhựa tiêu thụ sẽ được sản xuất từ nhựa tái chế, thị phần và sản lượng chai nhựa PET sẽ càng tăng.

Nhựa tái chế sẽ tăng trưởng mạnh và bền vững nhất trong thời gian tới: Thêm vào đó, xu hướng sử dụng và sản xuất nhựa tái chế ngày càng phổ biến với sản lượng tăng trung bình 11%/năm và hiện nguồn cung nhựa tái chế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhu cầu tái chế nhựa tăng cao một phần là nhờ chính sách khuyến khích của chính phủ các nước trong quá trình giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do sản phẩm nhựa gây ra. Các nước ÚC, Ireland, Ý, Nam Phi, Đài Loan, ...đạ chính thức cấm sử dụng túi nilon. Danh sách sản phẩm nhựa không được lưu dùng của Trung Quốc đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà máy sản xuất bao bì nhựa mềm lớn nhất Trung Quốc- Suiping Huaqiang Plastic năm 2008. Và ngày càng nhiều nước đưa ra chính sách khuyến khích sử dụng nhựa tái chế, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này mới bắt đầu khoảng 10 năm nay trở lại đây và đòi hỏi công nghệ mới và phức tạp hơn để sản xuất nhựa tái chế.

6.Nhà sản xuất Trung Quốc tăng giá chào PP đối với thị trường Việt Nam 

nhua-ppTrong cuộc trò chuyện, một thương nhân Việt Nam thông báo về mức giá chào PP mới tại thị trường trong nước.

Thương nhân cho biết “Sinopec, Trung Quốc đã tăng mức giá chào PP đối với thị trường Việt Nam . Nhà sản xuất Trung Quốc đưa ra mức giá chào PP Homopolymer cao hơn, đạt ở mức 1510 USD/tấn.”

Thương nhân này còn cho biết thêm “tuần vừa qua, chúng tôi đã bán PP Homopolymer của Sinopec với mức giá là 1480 USD/tấn.”

Ông nói “những mức giá chào này là cho đơn hàng giao trong tháng 1/2011 theo điều kiện CFR cảng Thàng Phố Hồ Chí Minh.”


7.Tái chế chất thải nhựa: Khó khăn về nguồn nguyên liệu
Nếu 50.000 tấn chất thải nhựa được tái chế, chúng ta có thể tiết kiệm khoảng 15 tỉ đồng mỗi năm.

Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng các vật dụng như chai nhựa, màng nylon bọc thực phẩm, ống nhựa dẫn nước… đã trở nên quen thuộc với đời sống con người. Chúng được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu nhân tạo tổng hợp, có thể gây hại sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
Nhằm cập nhật tình hình về thị trường sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nhựa; đề xuất những giải pháp về ngành nhựa trong thời gian tới, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Chất dẻo và Đào tạo; Trung tâm Kỹ thuật Nhựa cao su và đào tạo quản lý năng lượng tổ chức hội thảo với tên gọi Quy trình thu gom và tái chế phế liệu nhựa PET. Chương trình có sự tham gia của ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM.
Chất thải nhựa phát sinh ngày càng tăng
Trong số các chất liệu nhựa, chai PET để đựng nước uống không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà ngay ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng chúng được sản xuất để sử dụng chỉ một lần. Khi tái sử dụng những chai này, các hợp chất gây hại cho sức khỏe có thể rò rỉ, đi vào trong nước uống chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Nhất là trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng. Theo quy định quốc tế, bao bì được sản xuất từ loại nhựa tinh khiết luôn được ghi tên loại nhựa ở dưới đáy. Một số loại không có ký hiệu, đây chính là bao bì sản xuất từ loại nhựa tái chế. Thế nên mối nguy hiểm lại gia tăng vì nhựa tái chế đến từ nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, những vật liệu này tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên. Vì thế mà nó trở thành một trong những loại rác thải khó xử lý nhất hiện nay.


Cùng với đà tăng trưởng của dân số, kinh tế, lượng chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TP.HCM ngày càng tăng. Theo kết quả khảo sát năm 2009 về thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt do Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM thực hiện, nhựa chiếm tỉ trọng cao trong chất thải rắn đô thị. Nó chỉ đứng sau rác thực phẩm. Ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TP.HCM. Trong đó, khoảng 48.000 tấn chất thải nhựa bị chôn lấp cùng các loại khác. Phần còn lại được tồn lưu, thu mua để tái chế hoặc phát tán vào môi trường. Để giải quyết các vấn đề trên, bên cạnh các cách truyền thống, thành phố đã triển khai nhiều biện pháp quản lý chất thải rắn theo hướng 3T. Đó là tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong đó, tái chế chất thải không chỉ giúp giảm lượng chất thải rắn phải xử lý mà còn có ý nghĩa to lớn trong tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã xác định rõ mục tiêu chúng ta cần thực hiện đến năm 2015. Đó là 60% chất thải sinh hoạt đô thị được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
Thiếu nguyên liệu tái chế
Không ai phủ nhận vai trò, lợi ích thiết yếu của vật liệu nhựa trong cuộc sống. Ước tính đến năm 2020, lượng nhựa tiêu thụ, lượng chất thải nhựa phát sinh tại TP.HCM vào khoảng 400.000 tấn/năm. Một mặt, nó là gánh nặng đối với công tác quản lý môi trường của thành phố, mặt khác lại là cơ hội cho ngành tái chế nhựa. Chi phí chôn lấp một tấn rác hiện nay là 300.000 đồng/tấn. Như vậy, nếu 50.000 tấn chất thải nhựa được tái chế, thành phố có thể tiết kiệm khoảng 15 tỉ đồng mỗi năm. Kéo theo đó là chúng ta có thể tiết kiệm phần đất chôn lấp cho các mục đích công cộng khác. Đồng thời, tái chế còn tiết kiệm năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Cùng với đó là giúp giảm thiểu hàng loạt vấn đề môi trường khác như làm sạch mỹ quan đô thị, thông thoáng cống rãnh, hạn chế suy thoái đất…
Trên thực tế, hoạt động tái chế nhựa tại TP.HCM đã có từ lâu đời nhưng công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm tái chế thấp... Trong khi đó, các dự án tái chế nhựa quy mô lớn lại gặp khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu. Hệ thống thu mua hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu cả về chất và lượng. Do không được phân loại từ nguồn nên phế liệu nhựa còn lẫn nhiều tạp chất. Điều này gây khó khăn cho công việc lưu trữ, tái chế nhựa, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Song song đó là nguồn cung cấp phế liệu không đảm bảo, gây khó khăn cho các dự án tái chế quy mô lớn.

8.Giá hạt nhựa tăng, lợi nhuận các DN ngành nhựa sụt giảm mạnh trong qúy 3/2013





  • Rất nhiều công ty ngành nhựa đã có kết quả khả quan trong 6 tháng đầu năm, tuy nhiên đều bị hụt hơi trong quý 3, thể hiện ở việc lợi nhuận sụt giảm mạnh so với quý 2/2013.
    Hai đại gia hàng đầu trong lĩnh vực nhựa xây dựng ở Việt Nam là Nhựa Bình Minh (BMP) và Nhựa Tiền Phong (NTP) đều có KQKD kém so với quý trước. Lợi nhuận sau thuế của BMP ước ghi nhận trong quý 3 là 86 tỷ đồng, giảm hơn 25% so với mức 115,8 tỷ đồng trong quý 2. Không thua kém về mức độ sụt giảm, NTP báo cáo lãi quý 3 đạt 50 tỷ đồng, thấp hơn gần 50% so với kết quả đạt được trong quý 2.
    Tuy nhiên, nhiều đơn vị nhỏ trong ngành chuyên sản xuất nhựa bao bì, tình hình ghi nhận có khả quan hơn. Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) lãi sau thuế 7,3 tỷ đồng; Nhựa Sài Gòn (SPP) lãi 2,8 tỷ đồng, đều tương đương quý 2.
    Cá biệt có nhựa Tân Phú (TPP) mặc dù doanh thu tăng song xu thế lợi nhuận giảm dần đều theo từng quý, lãi sau thuế vỏn vẹn 1,78 tỷ đồng, giảm 47% so với quý 2 và nhựa Tân Tiến (TTP) lợi nhuận ròng chỉ bằng 28% mức đạt được trong quý 2.
    Theo SPP, lợi nhuận quý 3 của công ty sụt giảm là do kể từ năm 2013 Công ty không còn được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN, có nghĩa vụ nộp thuế theo luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 qui định với thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế; Chi phí xăng dầu, vận chuyển, bán hàng tăng do cạnh tranh giá để mở rộng thị phần, một phần lợi nhuận giảm do từ chi phí lãi vay ngân hàng.
    CTCP Nhựa Đà Nẵng (DPC) lợi nhuận sau thuế quý 3 năm 2013 giảm 95,41% so với quý 3 năm 2012 do doanh thu bán hàng quý 3 năm 2013 giảm 24,73% so với cùng kỳ; sản lượng tiêu thụ chủ yếu sản phẩm ống quý 3 năm 2013 giảm 24,43% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Giá hạt nhựa tăng, lợi nhuận các DN ngành nhựa sụt giảm mạnh trong qúy 3/2013 (1)
    BMP: Số liệu ước LNTT
    Nhìn chung, yếu tố đầu vào không thuận lợi là nguyên nhân chính dẫn tới lợi nhuận các doanh nghiệp sụt giảm mạnh trong quý này. Đa phần nguyên vật liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất nhựa đều phải nhập khẩu, trong khi giá hạt nhựa PVC và HDPE bình quân trong quý 3 đều đã tăng 5-10% so với giai đoạn đầu năm.
    Giá hạt nhựa tăng, lợi nhuận các DN ngành nhựa sụt giảm mạnh trong qúy 3/2013 (2)
    Biểu đồ giá hạt nhựa PPC
    Đặc biệt, ngành nhựa gia dụng đang phải đối mặt trực tiếp với nguy cơ sụt giảm mạnh lợi nhuận trên diện rộng do Chính phủ dự kiến tăng thuế nhựa Polypropylen (PP), một trong 3 nguyên liệu chính sản xuất nhựa gia dụng và bao bì, từ 0% lên 3%. Chưa kể, giá điện và giá xăng đều tăng trong quý vừa qua làm tổng chi phí tăng cao do chi phí điện chiếm 10-15% tổng chi phí sản xuất hiện nay.
    Các doanh nghiệp không thể tăng lập tức giá bán đã phải tìm mọi cách để tiết giảm các chi phí không cần thiết, kiểm soát lượng hàng tồn kho tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo sản xuất thông suốt, cạnh tranh bằng công nghệ và tìm những hướng đi mới dựa vào xuất khẩu.
    Lĩnh vực kinh doanh bao bì gặp phải cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ trong nước cũng như nước ngoài. Nhiều bạn hàng lớn như Massan, Cocacola… đã có thể chủ động được khâu tự chế tạo bao bì, vỏ nhựa trong chuỗi giá trị, từ đó giảm nhu cầu đối với các sản phẩm cung cấp bởi các nhà sản xuất nội địa. Để tìm ra lối thoát, nhiều doanh nghiệp buộc phải tăng mạnh chi phí bán hàng, tăng chiết khấu hoa hồng đại lý, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu, marketting…
    Hướng đi mới đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành là tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài, tận dụng cơ hội từ việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).
    Bất cập lớn nhất của ngành nhựa hiện nay là không đáp ứng được các đơn hàng lớn, với chủng loại sản phẩm đa dạng. Tuy nhiên, nếu giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, đáp ứng các đơn hàng lớn thì ngành nhựa có khả năng xuất khẩu với quy mô lớn do nhu cầu thế giới về mặt hàng này hiện vẫn rất cao.
    Trong 3 năm qua, nhựa là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất của Việt Nam, mới mức tăng trưởng trên 30% /năm. Cơ hội sẽ đến với những công ty có nguyên liệu nhập khẩu từ những nước thuộc khối TPP và xuất khẩu được sản phẩm sang những thị trường này. Hướng đi mới tuy còn nhiều khó khăn thách thức song cũng mở ra cơ hội lớn nếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước biết tận dụng tốt thời cơ.
  • 9.Tổng quan về ngành sản xuất hạt nhựa nguyên sinh
  • Nhựa là những vật liệu có thể đúc được. Từ “nhựa” có nguốn gốc từ tiếng Hy Lạp-“plastikos”- có nghĩa là có thể đúc được. Có 2 loại nhựa chính: nhựa chịu nhiệt và nhựa phản ứng nhiệt. Nhựa chịu nhiệt có tính chất giống sáp- chúng có thể được gia công lại nhiều lần dưới một nhiệt độ thích hợp.Nhựa phản ứng nhiệt có thể được đúc  hay làm cứng chỉ một lần duy nhất dưới những điều kiện đặc biệt tạo ra các sản phẩm như hạt nhựa pp, hạt nhựa lldpe...
    Ngành sản xuất hạt nhựa nguyên sinh là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, hạt nhựa, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
    Ngành công nghiệp sản xuất hạt nhựa tại Việt Nam tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận và thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và Bà Rịa Vũng Tàu thu hút được 80 phần trăm tổng vốn đầu tư trong ngành công nghiệp nhựa Việt Nam, chiếm 80 phần trăm của tổng sản phẩm nhựa. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nguồn cung cấp sản xuất, dây chuyền cung ứng hỗ trợ, phát triển kỹ thuật, phân phối và giao dịch quốc tế của ngành công nghiệp sản xuất hạt nhựa tại Việt Nam.
    Ngành công nghiệp nhựa quốc gia sản xuất hầu như tất cả những gì thị trường tiêu thụ trong nước và sản xuất hiện nhiều hơn theo định hướng đối với mặt hàng trong nước và đóng gói xuất khẩu. Thị trường nội địa của Việt Nam đang thay đổi và ngày càng có nhiều nhu cầu về công nghệ cao các sản phẩm nhựa cao. Năm 2004, các sản phẩm nhựa Việt Nam được sản xuất với hạt nhựa chính hãng. Kể từ đó, để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng, chính phủ đã cho phép nhập khẩu phế liệu nhựa rẻ hơn: Việt Nam là châu Á nhập khẩu lớn thứ hai của vật liệu nhựa. Chính vì thế giá nguyên liệu nhựa đã tăng mạnh gần đây.
    Sản xuất hạt nhựa PP
    Hạt nhựa pp là tên viết tắt của nhựa tái sinh Polipropylen, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hạt nhựa PP được tái sinh từ bao bì, dây chão, thảm, màng, văn phòng phẩm, các phần bằng nhựa PP khác như: dụng cụ thí nghiệm, loa, các phần nội thất ôtô, v.v… Các sản phẩm của hạt nhựa tái sinh PP có tính chất vật lý dai, hơi cứng và có độ bền cao.
    Sản xuất hạt nhựa LLDPE
    Hạt nhựa lldpe là tên viết tắt của hạt nhựa tái sinh Polietylen hay Polieten, là loại nguyên liệu nhựa tái sinh được sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hạt nhựa lldpe được tái chế từ túi nilon, màng phủ nông nghiệp.  Các sản phẩm của hạt nhựa tái sinh PE có tính chất vật lý dẻo và dai.
  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét