Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Thời kỳ khó nhất của ngành nhựa


Trao đổi với DĐDN, ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần Nhựa Tân Phú, một DN lớn phía Nam của ngành nhựa VN cho rằng trong suốt hơn 35 năm gắn bó với ngành nhựa, chưa bao giờ ông thấy ngành nhựa ế ẩm như hiện nay.
Theo ông Hùng, khó khăn của ngành nhựa không hoàn toàn do suy thoái kinh tế nói chung, mà còn do các chính sách chưa hợp lý, việc chưa hỗ trợ kịp thời của nhà nước.
- Thưa ông, tình hình chung của các DN nhựa hiện nay như thế nào ?
Rất khó khăn từ đầu năm đến nay và sẽ còn rất khó trong thời gian tới. Thông thường, quý 4 là quý chuẩn bị cho ngày tết, các DN nhận đơn hàng không xuể, nhất là các mặt hàng gia dụng như ghế nhựa, dép nhựa, đồ chơi bằng nhựa…, nhưng quý 4 năm nay hoạt động của ngành nhựa dường như không có sự chuyển biến so các quý trước, do thị trường vẫn đang bão hòa. Hiện tượng ế ẩm và buồn tẻ của ngành nhựa năm nay là chưa từng có trong khoảng hơn 30 năm nay, kể cả những năm khó khăn như 2008- 2009 do khủng hoảng kinh tế. Bản thân tôi đã gắn bó với ngành nhựa hơn 35 năm, từ 1977 đến nay mới vướng phải tình trạng như hiện nay…
- Thưa ông, phải chăng khó khăn của ngành nhựa cũng như khó khăn khách quan của mọi ngành, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu?
Các khó khăn chung đối với DN như lãi suất ngân hàng cao kéo dài nhiều năm, sức mua giảm, dẫn đến DN không đủ hợp đồng sản xuất… thì DN nhựa đều nếm trải. Tuy nhiên, khó khăn của DN ngành nhựa theo tôi còn do một số chính sách của Nhà nước chưa phù hợp. Cụ thể như về các chính sách tài chính, lãi suất thất thường có khi trên 23%- 25% khiến DN duy trì hoạt động đã khó, chưa nói đến phát triển. Hiện lãi suất ngân hàng đã đã giảm nhưng vẫn không dưới 14%, tuy nhiên có rất ít DN tiếp cận được nguồn vốn này. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia khác, lãi suất tiền vay hiện phổ biến chỉ dưới 5%/năm.
Ngoài ra, chính sách “cứu” DN của Nhà nước có sự phân biệt, chỉ có DNNVV mới được “cứu”, theo tôi như vậy là bất bình đẳng và không rõ tiêu chí “cứu” DN. Bởi lý do là dù quy mô vốn lớn hay nhỏ thì cũng đều là DN, đều có vai trò trong phát triển kinh tế đất nước. Đó là chưa kể đến việc DN lớn thì nộp thuế nhiều, giải quyết nhiều việc làm, đóng góp nhiều cho xã hội, gánh nặng nhiều lại không được ưu đãi. Hiện DN phải chịu Thuế thu nhập DN mức 25%, cộng lãi suất ngân hàng khoảng 15% như hiện nay thì sẽ không còn sức chịu đựng.
- Ông có thể nêu riêng với ngành nhựa, những chính sách nào của Nhà nước đã gây thêm khó khăn cho DN ?
Về thuế túi nilon, có 5 ngành hàng hóa, sản phẩm chịu thuế môi trường thì ngành nhựa chịu mức thuế cao nhất. DN chúng tôi nhận thức được sản xuất ngành nhựa gây tác hại lớn cho môi trường, và chúng tôi phải có phần trách nhiệm đóng góp lại cho xã hội như chịu thuế cao, cũng như đầu tư cho xử lý… nhưng phải có lộ trình hợp lý. Cụ thể, việc đánh thuế túi bao nilon là cần thiết, nhưng chưa có lộ trình hợp lý. Ví dụ việc đánh thuế bao nilon hàng xuất khẩu (dù bao nilon đó sử dụng ở nước ngoài) thời gian qua đã gây khó khăn cho DN rất nhiều, làm cho giá túi nilon đột nhiên tăng gấp đôi vào quý 1 gây khó khăn lớn cho DN xuất khẩu. Vẫn biết hiện đã dừng đánh thuế bao nilon hàng xuất khẩu, nhưng trước đó thực tế cũng gây rất nhiều thiệt thòi cho chúng tôi và DN phải hoàn toàn gánh chịu.
- Theo ông, Nhà nước nên có những chính sách gì hỗ trợ DN nói chung, ngành nhựa nói riêng trong tình hình hiện nay ?

Hiện tượng ế ẩm và buồn tẻ của ngành nhựa năm nay là chưa từng có trong khoảng hơn 30 năm nay, kể cả những năm khó khăn như 2008- 2009 do khủng hoảng kinh tế.
Theo tôi, để DN phát triển bền vững và đóng góp tốt hơn cho xã hội, quan trọng nhất là Nhà nước phải thực sự lắng nghe các kiến nghị của DN. Các kiến nghị này đã được nêu rất nhiều tại các hội thảo, hội nghị, trên báo chí… Quan trọng là Nhà nước phải thực sự nghiên cứu tính hợp lý của các kiến nghị đó, mổ xẻ một cách chi tiết để chỉnh sửa cụ thể. 
Cụ thể trước mắt cần giảm thuế TNDN về mức 15-17%/lợi nhuận; giảm lãi suất tiền vay thấp hơn mức hiện nay khoảng vài %.
- Rất nhiều người vẫn cho rằng hiện nay giải pháp “tự cứu” vẫn là sáng suốt và triệt để nhất đối với DN, quan điểm của ông ?
Đây là một trong những giải pháp mà DN phải thực hiện nghiêm túc và lúc này. Hướng khắc phục khó khăn của DN hiện nay cần tập trung vào rà soát lại chi phí, phương pháp  quản lý, hiệu suất bộ máy… để giảm chi phí, tăng năng suất. Dài hơi hơn là phải xây dựng chiến lược phát triển Cty trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ 5 năm, 10 năm và bám chặt vào chiến lược phát triển đó.
Bên cạnh đó, cần đặt ra nhiều phương án về thị trường để chuyển đổi tốt cơ cấu điều hành, giảm rủi ro, tránh hao hụt. Tiếp cận với các xu hướng mới của thị trường, sản xuất ra các mặt hàng thiết yếu, quốc kế dân sinh...
Chú ý, nếu phát triển đa ngành nghề hoặc đầu tư ngoài ngành cần thận trọng, tính toán kỹ các yếu tố cần và đủ và xem yếu tố hiệu quả là trên hết, không theo phong trào...
- Ông có thể cho biết vài nét định hướng phát triển của Nhựa Tân Phú?
Năm 2012 Nhựa Tân Phú xuất khẩu ổn định trên 3 triệu USD, chủ yếu vào thị trường Nhật, Thái Lan, Campuchia. Chiến lượt của Cty sẽ mở rộng đối tượng mặt hàng, khách hàng. Cụ thể hơn 2 năm nay chuẩn bị xây nhà máy tại Lào, đầu 2013 sẽ đầu tư giai đoạn 1 là 12 tỷ đồng và đã có khách hàng bao tiêu đầu ra, dự kiến doanh thu khoảng 10 triệu USD. Chúng tôi sẽ mở rộng quy mô lớn hơn, nhưng do thị trường chứng khoán chưa thuận lợi nên đang cân nhắc.
XEM CHI TIẾT

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tìm đối tác cung cấp bao tải cẩu, bao jumbo phế liệu

Cơ Sở Kỳ Duyên cần tìm đối tác cung cấp phế liệu bao jumbo, bao tải cẩu, bao hongkong.


Cơ Sở Kỳ Duyên chuyên sản xuất hạt nhựa PP tái sinh cần tìm đối tác trong và ngoài nước cung cấp bao jumbo phế liệu với số lượng lớn, lâu dài và ổn định, giá cả cạnh tranh. Quý Công Ty nào có bao jumbo phế liệu vui lòng liên hệ với chúng tôi. Rất mong được hợp tác.

Bao jumbo phế liệu



Bao jumbo phế liệu

Liên hệ với chúng tôi:


XEM CHI TIẾT

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ năm 2014

Hạt nhựa PP (polypropylene)
Doanh nghiệp nhựa sẽ chịu thêm thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa Polypropylen (PP) từ năm 2014, khi thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này được điều chỉnh tăng từ mức 0% như hiện nay lên 1% vào năm 2014, lên mức 2% vào năm 2015 và 3% từ năm 2016 trở đi.
Đó là mức điều chỉnh được đưa ra trong Thông tư số 107/2013/TT-BTC mới ban hành của Bộ Tài chính sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, được áp dụng từ 26-9-2013.
Theo Hiệp hội Nhựa Viêt Nam (VPA), nguyên liệu PP là một trong ba nguyên liệu chủ yếu (PP, PE, PVC/PET) phục vụ sản xuất của ngành nhựa. Nhóm doanh nghiệp chịu tác động nhiều nhất của việc tăng thuế trên sẽ là các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng gia dụng phân khúc giá rẻ.
Trước đó, theo VPA, các doanh nghiệp trong nước hiện mới sản xuất được 150.000 tấn nguyên liệu này, trong khi đó nhu cầu hàng năm của Việt Nam là 750.000 tấn. Theo đó, mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu 600.000 tấn nguyên liệu nhựa PP.
Với giá nhập khẩu khoảng 1.500 đô la Mỹ/tấn, các doanh nghiệp ngành nhựa sẽ phải bỏ ra thêm hơn 500 tỉ đồng (nếu áp dụng mức thuế 3%) để nhập khẩu cùng lượng nguyên liệu so với trước khi tăng thuế.
Trước đó, dự kiến tăng thuế nhập khẩu nguyên liệu nhựa PP từ 0% lên 3% được Bộ Tài chính đưa ra vào ngày 10-5-2013. Theo Bộ Tài chính, mục tiêu của việc điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm hóa dầu (PP, Benzen, Para-xylen) từ 0% lên 3% là bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước đối với các mặt hàng trong nước đã có đầu tư sản xuất. Ngoài ra, việc này còn nhằm để Nhà nước sẽ không phải bù giá cho Công ty Bình Sơn và cho Công ty Nghi Sơn kể từ năm 2013 (khi dự án đi vào vận hành thương mại).

XEM CHI TIẾT

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Thị trường nhựa PP sẽ tăng trưởng gấp đôi vào năm 2016


Các nhà xuất khẩu ở châu Âu và Bắc Mỹ sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm xuất khẩu các sản phẩm nhựa polypropylene do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nhà sản xuất châu Á và Trung Đông. Đó là nhận định trung tâm nghiên cứu Ceresana.

Theo báo cáo từ trung tâm này, trong vòng 5 năm tới, năng lực sản xuất nhựa polypropylene sẽ đạt trên 7,5 triệu tấn và ở Saudi Arabia và các quốc gia Vùng vịnh sẽ đạt gấp đôi con số này. Tổng công suất nhựa PP trên toàn cầu ( hiện tại là 45 triệu tấn) sẽ gia tăng đáng kể trong vòng vài năm tới. Theo dự báo, vào năm 2016, doanh số bán nhựa polypropylene sẽ tăng gấp đôi so với con số hiện nay do giá nhựa tăng và sản lượng nhựa này cũng tăng mạnh.

Để tham gia vào thị trường đang phát triển tiềm năng này, các nhà sản xuất nhựa PP truyền thống ở Châu Âu, Mỹ và Canada cần phải phát triển các sản phẩm sáng tạo và cải thiện hiệu quả sản xuất thông qua cải thiện qui trình sản xuất, cải thiện hệ thống phân phối, mở rộng mạng lưới dịch vụ và hợp tác mật thiết với các ngành công nghiệp ứng dụng.
(Theo Thông tin kinh doanh chuyên ngành nhựa số 123)
XEM CHI TIẾT

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Hướng đi nào cho M&A ngành nhựa?

Không ít tập đoàn nhựa nước ngoài chuyên về nhựa kỹ thuật cao, nhựa công nghiệp và nhựa gia dụng cao cấp đang có dự án đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh toàn cầu hoặc hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) tại thị trường Việt Nam từ nay đến 2020.
Đây là cơ hội tốt nhưng cũng là thách thức cho các công ty nhựa trong nước, nhất là các công ty nhỏ và vừa.

Trong thời điểm hiện nay, các công ty sản xuất, kinh doanh ngành nhựa trong nước đều nhập khẩu nguyên liệu, máy móc, công nghệ từ nước ngoài. Phần lớn doanh thu đến từ thị trường nội địa, xuất khẩu không nhiều (hiện tại chỉ mới có nhựa Bình Minh và nhựa Đại Đồng Tiến đã tiến hành kinh doanh, đầu tư ở nước ngoài).

Lợi nhuận hiện tại ở thị trường trong nước rõ ràng không đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Ở thời điểm kinh doanh khó khăn, không ít các công ty kỳ vọng vào M&A để có thêm cơ hội sống sót, hoặc phát triển lớn mạnh.
Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng sức cạnh tranh, tăng thị phần, tăng vốn để trang bị công nghệ mới, tăng độ phủ kênh phân phối trong nước là những mục tiêu mà mọi doanh nghiệp ngành nhựa đều hướng tới. Lợi nhuận và sự nhận biết thương hiệu theo đó sẽ tăng. Quan trọng nhất là bớt đi được đối thủ cạnh tranh và tăng cường sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ còn lại.

Xu hướng M&A ngành nhựa có thể đi theo những hình thức như sau:
- Sáp nhập chiều ngang: Hai công ty có cùng dòng sản phẩm, cùng kênh phân phối, cùng cạnh tranh trong một thị trường. Ví dụ: Về nhựa gia dụng thì có Công ty nhựa Hiệp Thành, Duy Tân, Song Long. Về nhựa công nghiệp thì có Bình Minh, Đạt Hòa, Tiền Phong.
- Sáp nhập mở rộng thị trường: Hai công ty có cùng dòng sản phẩm giống nhau, nhưng khác thị trường. Ví dụ: Công ty nhựa Sài Gòn và Long Thành.
- Sáp nhập mở rộng sản phẩm: Hai công ty bán khác dòng sản phẩm, nhưng cùng chung thị trường. Ví dụ: Nhựa Bình Minh và Đại Đồng Tiến.
- Sáp nhập hình thức tập đoàn: Hai, ba công ty sản xuất có cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng mong muốn đa dạng hóa chủng loại ngành nghề. Ví dụ: Nhựa Bình Minh (sản phẩm công nghiệp), Hiệp Thành (sản phẩm nhựa gia dụng), Đại Đồng Tiến (sản phẩm nhựa cao cấp).

Nếu nhiều công ty nhựa vừa và nhỏ có thể sáp nhập lại thì quy mô sẽ rất lớn với tổng số vốn có thể lên đến vài ngàn tỷ đồng, có khả năng cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn lớn của nước ngoài trong tương lai. Tuy nhiên, điều này rất khó trở thành hiện thực hiện vì một số lý do:
- Doanh nghiệp lo ngại đánh mất hình ảnh thương hiệu đã bao năm gầy dựng;
- Văn hóa doanh nghiệp của mỗi công ty quá khác biệt;
- Mô hình quản trị kiểu gia đình vẫn chiếm ưu thế. Hiện nay, có một số công ty ngành nhựa đã chuyển giao quyền lực cho thế hệ F2, có kiến thức và năng lực quản trị tốt, nhưng để có một CEO mang tầm vóc quốc tế thì không dễ tìm.

Gần đây, Tập đoàn Thai Plastic & Chemicals (mã PCL) đã thâu tóm cổ phiếu của nhựa Tiền Phong (TPG) và nhựa Bình Minh (BMP). Phân khúc nhựa gia dụng cũng không nằm ngoài sự chú ý của tập đoàn này, vấn đề chỉ còn là thời gian.
nguồn:doanhnhansaigon.vn

XEM CHI TIẾT

Góc nhìn ngành nhựa


Tổng quan ngành nhựa
Quá trình hội nhập quốc tế và sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong thời gian dài đã mang lại nhu cầu lớn cho tiêu dùng ngành nhựa để sản xuất các loại nhựa ống nước trong xây dựng, cho đến bao bì sản phẩm , và màng phủ cho công và nông nghiệp. Các nhóm doanh nghiệp nhựa luôn được quan tâm đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước với xu hướng đầu tư giá trị trên thị trường chứng khoán do tốc độ tăng trưởng ngành cao , ổn định, lợi tức cao , lợi nhuận tăng điều qua các năm là một ưu điểm của ngành với nhu cầu nội địa lớn ,xuất khẩu và nhóm ngành công nghiệp phụ trợ trong nước .



Một số doanh nghiệp trong ngành

Doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành nhựa

Lợi nhuận , tính hiệu quả và những dự phóng
BMP: Kế hoạch tăng miếng bánh thị phần
Là một tên tuổi đầu ngành trong nhóm nhựa xây dựng Việt Nam , BMP đang chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị phần Việt Nam và là một trong 20 doanh nghiệp có EPS cao nhất thị trường chứng khoán với EPS 2012 là 10300 đ/cp. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, Lợi nhuận sau thuế 195 tỷ tăng 16% so với cùng kỳ. Kế hoạch trong những năm tới sẽ mở rộng dự án Vĩnh Lộc dự kiến khoản 1000-1200 tỷ nâng gấp 3 lần công suất hiện tại . Ngoài ra BMP còn được TPC một đại gia trong ngành nhựa Thái lan đang muốn nâng sở hữu lên 49% cổ phần và cũng là một đối tác cung cấp nguyên liệu cho công ty. Với mức tăng trưởng nhanh và tỷ xuất sinh lời lớn như hiện nay thì giá cổ phiếu sẽ còn cao hơn nữa với mức dự phóng EPS 2013 là khoản 9500 đ/cp và mức P/E là 9.2 là một mức dự phóng an toàn và có thể cao hơn nữa trong năm nay cho đầu tư ngắn và dài hạn . Xem xét mức độ gia tăng trung bình ngành khoản 20-25% thì BMP có khả năng đạt một giá trị 100 000 đ/cp trong dài hạn xét theo dòng tiền.
NTP: Thị phần lớn nhất cả nước
Thị phần chiếm đến 70% thị phần khu vực phía bắc và là một tên tuổi đầu nhóm sản xuất nhựa xây dựng trong nước. Cũng giống BMP , NTP cũng có TPC là đối tác và cổ động lớn của của công ty. Với lợi thế nguồn nguyên liệu tốt và giá bán hợp lý đã giúp NTP có doanh thu lớn và cạnh tranh vơi các đối thủ cùng ngành. Vấn đề khó khăn trong giai đoạn hiện nay là khó khăn thị trường xây dựng và BĐS sẽ làm công ty không đạt tốc độ tăng trưởng như kỳ vọng. Giá mua đầu vào trong quy 3 tăng khá mạnh cũng là một thách thức khi giá bán đã duy trì trong gần 2 năm nay. Tình hình kinh doanh 6T2013 tăng trưởng không cao như kỳ vọng với doanh thu tăng 7.8% và lợi nhuận sau thuế 158 tỷ tăng 21.6% . Dự đoán 2013 tôi cho rằng khả năng vượt kế hoạch với dự phóng EPS 2013 là 7772 đ/cp và P/E là 8.1 thì tôi cho rằng mức giá hiện tại đã phản ánh đúng giá trị của NTP.
TTP: Dẫn đầu nhóm nhựa bao bì
Trong năm 2012 là năm thứ 2 sụt giảm về lợi nhuận của TTP và chỉ hoàn thành 67% kế hoạch lợi nhuận. Tỷ xuất sinh lời thấp chỉ 8% do cạnh tranh ngành đang ngày càng lớn do giảm giá từ các đối thủ và sản phẩm của TTP là bao bì phức hợp phục vụ sản xuất thực phẩm và hàng tiêu dùng chiếm tới 70-80% doanh thu của công ty với khách hàng lớn như Unilever, Acecook, Ajinomoto, Vedan, Dutch Lady và Trung Nguyên. Năm 2013 với kế hoạch khá thận trọng trong tình hình kinh tế khó khắn và giá đầu vào tăng khá mạnh , Quan điểm cá nhân tôi cho rằng khá hợp lý TTP khi 6T2013 công ty đã đạt 19 tỷ lợi nhuận sau thuế và gần 50% kế hoạch . Dự phóng 2013 , tôi cho rằng với mức EPS khoản 2567 đ/cp và PE là 9 là mức hợp lý đối với công ty trong giai đoạn hiện nay và chỉ nên mua để đầu tư dài hạn do đầu tư dây truyền máy móc 67 tỷ và dự định sản xuất bao bì màng cứng cho kem đánh răng .
AAA: Mở rộng đầu tư sang Lào
Doanh thu liên tục tăng và Lợi nhuận liên tục giảm trong 2 năm do nguyên chi phí vật liệu và chi phí tài chính tăng cao. Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm của công ty tăng 17% lên 30.4 tỷ do có đơn hàng mới , lợi nhuận từ liên doanh với VBC và giảm được chi phí tài chính từ đòn bẫy nợ cao. Về dự án năm 2013, Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy bao bì nhựa tại Lào với vốn điều lê 110 tỷ và hoàn thành xây dựng 2013, Bên cạnh đó việc tăng vốn 2012 để mở rộng nhà máy sản xuất số 1. Thì tôi cho rằng công ty sẽ có bước gia tăng đột phá về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2014 lần lượt là 2000 tỷ và 70-80 tỷ , đây là một cơ hội cho nhà đầu tư trong trung và dài hạn. Với mức dự phóng 2013 tôi cho rằng với mức EPS 2013 là 2828 đ/cp và P/E khoản 6.6 là mức hợp lý đối với AAA.
 nguồn:http://vfpress.vn

XEM CHI TIẾT

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Ứng dụng công nghệ tiên tiến cho việc xử lý phế liệu nhựa

"Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có nhà máy tái chế nhựa phế liệu đạt tiêu chuẩn", trong đó 89% các cơ sở tái chế nhựa tại TP.HCM không có cán bộ chuyên trách về môi trường". Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo " Ứng dụng công nghệ tiên tiến cho việc xử lý phế liệu nhựa" do Sở TN&MT TP.HCM, Sở Công Thương, Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) phối hợp tổ chức, ngày 25/11.
Sự cần thiết của ngành tái chế  phế liệu nhựa
Hiện nay, trên cả nước có hơn 2.200 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nhựa, trong đó riêng TP.HCM chiếm hơn 80%. Năm 2007, ngành nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD, năm 2008 đạt 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, Ông Nguyễn Khắc Long - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Vinaplast cho rằng, thực chất ngành nhựa hiện nay là một ngành kinh tế kỹ thuật về gia công chất dẻo, gần như toàn bộ nguyên vật liệu sản xuất phải nhập từ nước ngoài. Việc gia công các sản phẩm nhựa trong nước phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm từ nước ngoài vì nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu. Hàng năm, ngành nhựa phải nhập khẩu 2 - 2,5 triệu tấn các loại nguyên liệu, trị giá trên 2 tỷ USD.

Theo Quy hoạch phát triển tổng thể ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2000 - 2010 đã đặt ra yêu cầu: phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa; phát triển sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp xử lý phế liệu nhựa. Trong đó, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tái chế phế liệu nhựa sẽ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường khả năng tái chế và giảm thiểu lượng chất thải rắn đô thị đưa đến bãi chôn lấp; tiết kiệm nguồn ngân sách Nhà nước cho các hoạt động quản lý và xử lý chất thải; giúp các doanh nghiệp ngành nhựa chủ động được nguồn nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia ( giảm lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu); giảm giá thành sản phẩm nhựa tăng năng lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập ở thị trường trong và ngoài nước. Nếu tận dụng được từ 35 - 50% nguyên liệu nhựa tái sinh thì sẽ tiết kiệm được 600 triệu USD/ năm, tăng được 18 -25% kim ngạch xuất khẩu.

Chưa có nhà máy tái chế nhựa đạt tiêu chuẩn
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sĩ Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ Tái chế ( Sở TN&MT TP.HCM) cho biết: Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM phát sinh trên 7.000 tấn rác thải ( đến năm 2010 khoảng 9.000 tấn/ ngày), trong đó tỷ lệ phế liệu nhựa khá cao. Trong thời gian qua, ngành tái chế nói chung và tái chế nhựa nói riêng đã có nhiều bước phát triển. Tuy nhiên, trình độ công nghệ tái chế nhựa của chúng ta còn lạc hậu, thiên về thủ công, thiếu sự quản lý đâu tư của Nhà nước. Phương pháp tái chế đơn thuần là tái chế cơ học, chưa có tái chế hóa học. Các trang thiết bị, máy móc đã sử dụng hàng chục năm, hầu hết được chế tạo trong nước, thiếu độ chính xác, tiêu hao nhiên liệu lớn, gây tiếng ồn, bụi và đa số chưa bảo đảm các điều kiện an toàn về vệ sinh lao động và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

Tại TP.HCM, 89% các cơ sở tái chế nhựa không có cán bộ chuyên trách về môi trường. Những cơ sở này hầu hết nằm rải rác trong các khu dân cư và không tập trung, không có hệ thống xử lý nước thải và khí thải, không đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ. Vì vậy, theo ông Khoa, bên cạnh tổ chức tốt việc thu gom nhựa phế thải cần phải đầu tư những nhà máy tái chế nhựa có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.

Ông Đào Duy Kha - Phó TGĐ Vinaplast cho biết, Công ty đang lên kế hoạch đầu tư 2 nhà máy tái chế nhựa phế thải có công suất 50.000 tấn/ năm tại Hưng Yên và Bình Dương. Hai nhà máy này sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay với tỷ lệ thành phẩm cao, giá thành xử lý thấp, hoạt động không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, sau 3 năm khởi động nhưng việc khởi công xây dựng 2 nhà máy trên vẫn chưa thể triển khai, bởi lý do duy nhất thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn do hệ thống thu gom phế liệu nhựa trong nước hiện nay chưa được tổ chức tốt, còn rất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, không ổn định, vì vậy không đạt yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

Vinaplast kiến nghị, trong 5 năm đầu nhà máy đi vào hoạt động khi nguồn phế liệu trong nước chưa đáp ứng nhu cầu, được phép nhập khẩu thêm phế liệu nhựa có tiêu chuẩn phù hợp với công nghệ hiện đang áp dụng tại Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để kiểm soát nguồn phế liệu nhựa nhập khẩu đạt chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường? Theo ông Kha, trước hết nhà máy xử lý nhựa phế liệu nhập khẩu phải nhập nguyên liệu về để trực tiếp sản xuất, không cho phép nhập về để mua đi bán lại kiếm lời. Thứ hai, phải đầu tư xây dựng nhà máy xử lý có công nghệ tiên tiến mới cho nhập khẩu nhựa phế liệu. Như vậy, cùng với việc vừa kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, vừa đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý có công nghệ hiện đại, chắc chắn ngành nhựa Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Được biết, Quy chuẩn môi trường nhập khẩu phế liệu ( trong đó có phế liệu nhựa) đang được BộTN&MT khẩn trương lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành và doanh nghiệp để sớm ban hành.
Nguồn Bộ TNMT
XEM CHI TIẾT

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Tăng trưởng ngành nhựa trong năm 2013 chậm lại

Xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khả quan, tính cạnh tranh ngày càng được nâng cao, là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển.  
Tuy nhiên, hiện nay ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Trong khi đó, những chi phí đầu vào liên tục tăng, sản phẩm sản xuất ra không thể tăng cao do yếu tố cạnh tranh, khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn mà đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kim ngạch thu về từ hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này tuy có tốc độ tăng trưởng tốt nhưng trên thực tế lợi nhuận thu về lại không tương xứng. Thời gian qua có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất..
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 
Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất (tới gần gấp rưỡi so với năm 2011) do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên hiện nay, ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.
Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.
Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
2. Tình hình xuất khẩu thực tế trong tháng 2/2013.
+ Kim ngạch xuất khẩu.
Trong tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chỉ đạt 98,2 triệu USD, giảm 37,8% so với tháng 1/2013 và giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 2/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã đạt 256,8 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính đến giữa tháng 3/2013, xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 333 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Thị trường xuất khẩu.
Trong những tháng đầu năm 2013, EU, Nhật Bản, Mỹ và Campuchia vẫn là những thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm nhựa của Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu nhiều nhất nhóm hàng này trong 5 năm trở lại đây. Túi nhựa, sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển đóng gói, sản phẩm nhựa công nghiệp là ba sản phẩm chính được xuất khẩu sang thị trường này những tháng đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 57,27 triệu USD, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong tháng 2/2013 là TTR; tiếp theo là TT, LC.
Tiếp đến là thị trường Campuchia, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong 2 tháng qua cũng đạt tới 25,77 triệu USD, tăng tới 105,86% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; TTR, TT, Cash, LC là những phương thức thanh toán được các doanh nghiệp sử dụng trong tháng 2/2013. Xuất khẩu sang Mỹ 2 tháng qua cũng đạt 25,67 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu sang thị trường này là: TT, tiếp đến là TTR, CAD, H-D-H. Hiện Campuchia đã vượt Mỹ trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang được đánh giá là thị trường tiềm năng và đầy triển vọng về xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tương lai bởi phạm vi sử dụng sản phẩm nhựa trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ đang được mở rộng, nhu cầu đóng gói tăng mạnh, sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, thu nhập khả dụng tăng và sự tập trung dân cư tại thành thị… đã đẩy nhu cầu về sản phẩm nhựa công nghiệp, hàng tiêu dùng có sử dụng nhựa tăng mạnh. Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng khi xuất khẩu sang thị trường này trong 2 tháng qua bao gồm: TT và TTR.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng và ít độc hại hơn so với những sản phẩm của Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt do nhu cầu của các thị trường trên vẫn rất lớn
Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tháng 2
và 2 tháng đầu năm 2013
Thị trư­ờng
T2/13
(nghìn USD)
So T1/13
(%)
So T2/12
(%)
2T/13
(nghìn USD)
So 2T/12
(%)
EU
23.971
-40,60
-19,99
64.392
12,40
Nhật Bản
22.726
-34,29
-21,89
57.276
13,94
Mỹ
9.590
-40,55
-16,08
25.672
21,20
Campuchia
9.375
-41,13
28,91
25.776
105,86
Indonesia
4.942
1,41
-24,52
9.826
-4,67
Philipine
3.355
-28,56
7,77
8.067
60,03
Malaysia
3.104
-18,44
-25,66
6.911
14,09
Ôxtrâylia
2.145
-37,69
-16,60
5.586
23,35
Thái Lan
2.045
-50,21
-73,88
6.235
-52,27
Hàn Quốc
1.896
-38,77
-29,24
4.993
14,19
Đài Loan
1.284
-55,00
-39,01
4.134
7,46
Canada
1.210
-35,46
13,25
3.085
65,49
Trung Quốc
1.202
-42,03
-53,78
3.276
-14,79
Singapore
1.007
-48,28
-53,26
2.919
-24,71
Ấn Độ
768
-46,05
-45,30
2.192
6,48
Xuất khẩu nhựa - Nhiều tiềm năng
Theo kế hoạch đề ra cho mặt hàng này là 480 triệu USD, nhiều ý kiến đã cho rằng, nên đặt ra chỉ tiêu khoảng 650 triệu USD, tăng 36% so với năm 2006 để phấn đấu. Tuy nhiên, đến nay với kim ngạch XK đạt 700 triệu USD, tăng 45,8% so với năm 2006, mặt hàng nhựa đã về đích sớm và đứng thứ 4 trong số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh (sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê).
Mặc dù hiện tại, quy mô XK của mặt hàng này ở mức trung bình (đạt khoảng 750 triệu USD năm 2007) nhưng đã và đang cho thấy những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng được quy mô trong thời gian tới. Cụ thể, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua, (luôn trên 30%) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập. 
Theo thống kê và đánh giá của Comtrade (cơ quan thống kê Liên hiệp quốc) thì đối với mặt hàng nhựa, Việt Nam là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt và được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước XK khác ở hầu hết các thị trường XK. Bên cạnh đó, mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận.
 Vấn đề lớn nhất đặt ra là khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà NK (chủ yếu về mặt số lượng và chủng loại sản phẩm) còn khá hạn chế. Do vậy, nếu có thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng được những đơn hàng lớn, mặt hàng nhựa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng XK với qui mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất cao (năm 2006 ở mức trên 220 tỉ USD và tăng trưởng bình quân NK trên 7%/năm).
Với những thuận lợi như vậy, dự kiến XK sản phẩm nhựa năm 2008 đạt kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 42,9% so với năm 2007. Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu khá cao so với sự tăng trưởng của các mặt hàng. Nhất là bên cạnh những tiềm năng nêu trên thì sản phẩm nhựa cũng vẫn còn không ít những hạn chế.
 Theo Hiệp hội Nhựa, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các DN ngành nhựa. Hiện mỗi năm ngành nhựa có nhu cầu từ 1,4 – 1,5 triệu tấn nguyên phụ liệu trong khi Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được khoảng 300.000 tấn. Các sản phẩm nhựa XK của Việt Nam vẫn phải thông qua trung gian vì các DN trong ngành nhựa chưa có chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và chưa thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối hay mở hệ thống bán hàng tại các nước. Bởi vậy giá trị gia tăng chưa cao.
Số lượng các DN trong ngành tuy lên tới 1.400 DN nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Do vậy, trước mắt, các DN trong ngành cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn, lâu dài; tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ XK, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao và sản xuất tư liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ô tô, xe máy, điện tử…, phục vụ XK, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng, đò chơi trẻ em…
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường NK chủ yếu sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia… các DN cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông. Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch XK.Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất (tới gần gấp rưỡi so với năm 2011) do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên hiện nay, ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.
Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.
Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
2. Tình hình xuất khẩu thực tế trong tháng 2/2013.
+ Kim ngạch xuất khẩu.
Trong tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chỉ đạt 98,2 triệu USD, giảm 37,8% so với tháng 1/2013 và giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 2/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã đạt 256,8 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính đến giữa tháng 3/2013, xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 333 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Thị trường xuất khẩu.
Trong những tháng đầu năm 2013, EU, Nhật Bản, Mỹ và Campuchia vẫn là những thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm nhựa của Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu nhiều nhất nhóm hàng này trong 5 năm trở lại đây. Túi nhựa, sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển đóng gói, sản phẩm nhựa công nghiệp là ba sản phẩm chính được xuất khẩu sang thị trường này những tháng đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 57,27 triệu USD, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong tháng 2/2013 là TTR; tiếp theo là TT, LC.
Tiếp đến là thị trường Campuchia, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong 2 tháng qua cũng đạt tới 25,77 triệu USD, tăng tới 105,86% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; TTR, TT, Cash, LC là những phương thức thanh toán được các doanh nghiệp sử dụng trong tháng 2/2013. Xuất khẩu sang Mỹ 2 tháng qua cũng đạt 25,67 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu sang thị trường này là: TT, tiếp đến là TTR, CAD, H-D-H. Hiện Campuchia đã vượt Mỹ trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang được đánh giá là thị trường tiềm năng và đầy triển vọng về xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tương lai bởi phạm vi sử dụng sản phẩm nhựa trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ đang được mở rộng, nhu cầu đóng gói tăng mạnh, sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, thu nhập khả dụng tăng và sự tập trung dân cư tại thành thị… đã đẩy nhu cầu về sản phẩm nhựa công nghiệp, hàng tiêu dùng có sử dụng nhựa tăng mạnh. Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng khi xuất khẩu sang thị trường này trong 2 tháng qua bao gồm: TT và TTR.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng và ít độc hại hơn so với những sản phẩm của Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt do nhu cầu của các thị trường trên vẫn rất lớn
Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tháng 2
và 2 tháng đầu năm 2013
Thị trư­ờng
T2/13
(nghìn USD)
So T1/13
(%)
So T2/12
(%)
2T/13
(nghìn USD)
So 2T/12
(%)
EU
23.971
-40,60
-19,99
64.392
12,40
Nhật Bản
22.726
-34,29
-21,89
57.276
13,94
Mỹ
9.590
-40,55
-16,08
25.672
21,20
Campuchia
9.375
-41,13
28,91
25.776
105,86
Indonesia
4.942
1,41
-24,52
9.826
-4,67
Philipine
3.355
-28,56
7,77
8.067
60,03
Malaysia
3.104
-18,44
-25,66
6.911
14,09
Ôxtrâylia
2.145
-37,69
-16,60
5.586
23,35
Thái Lan
2.045
-50,21
-73,88
6.235
-52,27
Hàn Quốc
1.896
-38,77
-29,24
4.993
14,19
Đài Loan
1.284
-55,00
-39,01
4.134
7,46
Canada
1.210
-35,46
13,25
3.085
65,49
Trung Quốc
1.202
-42,03
-53,78
3.276
-14,79
Singapore
1.007
-48,28
-53,26
2.919
-24,71
Ấn Độ
768
-46,05
-45,30
2.192
6,48
Xuất khẩu nhựa - Nhiều tiềm năng
Theo kế hoạch đề ra cho mặt hàng này là 480 triệu USD, nhiều ý kiến đã cho rằng, nên đặt ra chỉ tiêu khoảng 650 triệu USD, tăng 36% so với năm 2006 để phấn đấu. Tuy nhiên, đến nay với kim ngạch XK đạt 700 triệu USD, tăng 45,8% so với năm 2006, mặt hàng nhựa đã về đích sớm và đứng thứ 4 trong số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh (sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê).
Mặc dù hiện tại, quy mô XK của mặt hàng này ở mức trung bình (đạt khoảng 750 triệu USD năm 2007) nhưng đã và đang cho thấy những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng được quy mô trong thời gian tới. Cụ thể, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua, (luôn trên 30%) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập. 
Theo thống kê và đánh giá của Comtrade (cơ quan thống kê Liên hiệp quốc) thì đối với mặt hàng nhựa, Việt Nam là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt và được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước XK khác ở hầu hết các thị trường XK. Bên cạnh đó, mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận.
 Vấn đề lớn nhất đặt ra là khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà NK (chủ yếu về mặt số lượng và chủng loại sản phẩm) còn khá hạn chế. Do vậy, nếu có thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng được những đơn hàng lớn, mặt hàng nhựa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng XK với qui mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất cao (năm 2006 ở mức trên 220 tỉ USD và tăng trưởng bình quân NK trên 7%/năm).
Với những thuận lợi như vậy, dự kiến XK sản phẩm nhựa năm 2008 đạt kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 42,9% so với năm 2007. Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu khá cao so với sự tăng trưởng của các mặt hàng. Nhất là bên cạnh những tiềm năng nêu trên thì sản phẩm nhựa cũng vẫn còn không ít những hạn chế.
 Theo Hiệp hội Nhựa, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các DN ngành nhựa. Hiện mỗi năm ngành nhựa có nhu cầu từ 1,4 – 1,5 triệu tấn nguyên phụ liệu trong khi Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được khoảng 300.000 tấn. Các sản phẩm nhựa XK của Việt Nam vẫn phải thông qua trung gian vì các DN trong ngành nhựa chưa có chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và chưa thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối hay mở hệ thống bán hàng tại các nước. Bởi vậy giá trị gia tăng chưa cao.
Số lượng các DN trong ngành tuy lên tới 1.400 DN nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Do vậy, trước mắt, các DN trong ngành cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn, lâu dài; tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ XK, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao và sản xuất tư liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ô tô, xe máy, điện tử…, phục vụ XK, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng, đò chơi trẻ em…
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường NK chủ yếu sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia… các DN cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông. Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch XK.
XEM CHI TIẾT