Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai góp phần tiết kiệm tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa, tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động
Việc tái chế rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế… từ các nguồn trên cả nước hiện đang được thực hiện bởi những cơ sở nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ xử lý lạc hậu; hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải. Các cơ sở này chủ yếu nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong môi trường.
Tiết kiệm tài nguyên và năng lượng
Nguyên liệu sản xuất giấy chủ yếu lấy từ gỗ rừng trồng. Để sản xuất 1 tấn bột giấy, chúng ta cần khai thác từ 2,8-3 m3 gỗ cây keo lai và thời gian trồng có thể khai thác mất 5-7 năm. Do gỗ khai thác từ rừng trồng hạn chế, trong mấy năm gần đây ngành sản xuất giấy Việt Nam đã dùng giấy phế liệu thay thế gỗ cây keo lai. Tuy nhiên, giấy phế liệu ở Việt Nam hiện mới đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy, số còn lại phải nhập khẩu. Ông Dương Văn Cào, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Giấy Xuân Đức TP HCM, cho biết các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy ngoài việc thu mua giấy phế liệu trong nước phục vụ cho tái chế, còn phải nhập khẩu giấy thải loại từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore và các nước châu Phi. Theo các nhà sản xuất, giấy phế liệu nhập khẩu có giá cao hơn giấy phế liệu trong nước nhưng hầu hết các công ty đều phải nhập để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Còn theo ông Phan Minh Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tân Mai, ngành phế liệu hiện không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy tái chế giấy trong nước do việc thu mua phế liệu mang tính tự phát từ các vựa ve chai. Việt Nam chưa hình thành ngành thu gom các loại phế liệu một cách chuyên nghiệp như các nước. Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa; tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
Tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu ngành tái chế
Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa của Bộ Công Thương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, một trong những định hướng phát triển ngành nhựa là khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải. Theo đó, Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) có kế hoạch hợp tác với Công ty Merlin Plastics (Canada) thành lập liên doanh đầu tư xây dựng 2 nhà máy xử lý phế liệu nhựa tại Hưng Yên và Bình Dương. Công suất mỗi nhà máy khoảng 50.000 tấn/năm. Mới đây, dự án đã điều chỉnh công suất nhà máy xuống 40.000 tấn/năm, với vốn đầu tư khoảng 450 tỉ đồng. Tuy vậy, dự án này hiện còn... nằm trên giấy. Nguyên nhân của việc chậm triển khai dự án là do không đủ nguồn nguyên liệu cho tái chế. Phế liệu chủ yếu từ các vựa ve chai nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư, các doanh nghiệp tái chế cũng có hệ thống thu gom riêng nhưng không thể đủ phế liệu. Hệ thống thu gom phế liệu của nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chưa được tổ chức quy mô lớn như các nước tiên tiến. Việc thu gom phế liệu mạnh ai nấy làm, mỗi cơ sở, mỗi chủ vựa phân loại phế liệu theo kiểu của mình, không theo một chuẩn nào. Do đó bài toán cho nguồn nguyên liệu của ngành tái chế vẫn chưa có lời giải.
Tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu ngành tái chế
Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa của Bộ Công Thương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, một trong những định hướng phát triển ngành nhựa là khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải. Theo đó, Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) có kế hoạch hợp tác với Công ty Merlin Plastics (Canada) thành lập liên doanh đầu tư xây dựng 2 nhà máy xử lý phế liệu nhựa tại Hưng Yên và Bình Dương. Công suất mỗi nhà máy khoảng 50.000 tấn/năm. Mới đây, dự án đã điều chỉnh công suất nhà máy xuống 40.000 tấn/năm, với vốn đầu tư khoảng 450 tỉ đồng. Tuy vậy, dự án này hiện còn... nằm trên giấy. Nguyên nhân của việc chậm triển khai dự án là do không đủ nguồn nguyên liệu cho tái chế. Phế liệu chủ yếu từ các vựa ve chai nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư, các doanh nghiệp tái chế cũng có hệ thống thu gom riêng nhưng không thể đủ phế liệu. Hệ thống thu gom phế liệu của nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chưa được tổ chức quy mô lớn như các nước tiên tiến. Việc thu gom phế liệu mạnh ai nấy làm, mỗi cơ sở, mỗi chủ vựa phân loại phế liệu theo kiểu của mình, không theo một chuẩn nào. Do đó bài toán cho nguồn nguyên liệu của ngành tái chế vẫn chưa có lời giải.
doanh thu từ công nghiệp tái chế ở các nước
Mỹ: 90 tỉ USD/năm từ tái chế phế liệu
Ngành tái chế phế liệu ở Mỹ mỗi năm đem về doanh thu trên 90 tỉ USD, ở Trung Quốc đem về hàng tỉ USD. Nó không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Ngành tái chế phế liệu phát triển sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác như: giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh…
Ở các nước phát triển, các hiệp hội của những doanh nghiệp chuyên về thu gom và phân loại phế liệu hoạt động rất chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp này cung cấp rất ổn định nguồn nguyên liệu phế liệu cho thị trường thế giới. Thu gom và tái chế phế liệu là ngành rất phát triển ở các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, ... Ngành này luôn đem lại doanh thu và lợi nhuận cao bất kể tình hình kinh tế tăng hay giảm.