Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Làm giàu từ nghề tái chế nhựa

ẢNH MINH HỌA
Được sinh ra, lớn lên trên quê hương Minh Khai (Như Quỳnh – Văn Lâm), tên làng gắn với tên một nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên. Với đặc thù là một làng nghề chuyên thu mua và tái chế phế liệu, từ khâu sơ chế cho đến thành sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ trên toàn miền Bắc. Trong những năm qua, Anh Phùng Đức Thông là một Hội viên nông dân đã có những thành tích đáng kể trong phong trào nông dân làm kinh tế giỏi. 
Trong nhiều năm, tôi trăn trở với những tìm tòi để tìm ra những hướng đi mới về cách xử lý cho một loại phế liệu mà từ lâu nay chưa có ai xử lý và tái chế mà chỉ đưa ra bãi rác, chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, đó là vỏ bao xi măng. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, cuối cùng tôi đã tìm được phương pháp xử lý và tái chế loại phế liệu đó.
                Năm 2004, tôi tìm ra phương pháp tách giấy của vỏ bao xi măng để lấy nhựa tái chế thành hạt nhựa phục vụ cho ngành dệt bao bì. Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong thôn, cũng như trong thị trấn. Đặc biệt là được các cấp Hội hỗ trợ vay vốn, bước đầu từ một dây chuyền xử lý phế liệu tạo thành hạt nhựa, với số vốn chỉ có 90 triệu đồng, (trong đó có 40 triệu đồng là vốn vay) và 6 công nhân làm việc 2 ca với công suất từ 25 – 30tấn/tháng, thu nhập bình quân một công nhân từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng, lợi nhuận từ 10 triệu – 15 triệu đồng/ tháng.
                Đến năm 2008, tôi đã có 2 nhà xưởng khang trang và 3 dây truyền tái chế phế liệu với tổng số vốn lên tới 600 triệu đồng; có 20 công nhân làm việc 2 ca với công suất từ 80 – 85 tấn/ tháng, thu nhập bình quân một công nhân từ 2- 2,2 triệu đồng/tháng, lợi nhuận từ 20 triệu – 25 triệu đồng/ tháng.
Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, hàng hóa giảm giá khó tiêu thụ, có nhiều cơ sở sản xuất khó trụ vững trên thương trường. Cơ sở của tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân nên cơ sở sản xuất của tôi đã từng bước vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế và dần dần hòa nhập với sự  phục hồi kinh tế chung của toàn cầu.
                Phát huy thế mạnh sẵn có, với chính sách kích cầu của chính phủ năm 2009 đến nay, tôi tiếp tục mở rộng sản xuất, xây thêm nhà xưởng, mua thêm máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, thu hút thêm lao động của địa phương. Hiện nay, tôi đã có 25 lao động với thu nhập bình quân đầu người 2,3 triệu đồng/người/tháng. Lợi nhuận từ 25 – 30 triệu đồng/ tháng và số vốn lên tới gần 1 tỉ đồng.
                Từ những kinh nghiệm và thành công của mình, tôi đã hướng dẫn các hội viên nông dân trong chi Hội cùng tham gia sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, giúp cải tạo môi trường và góp một phần nhỏ bé của mình làm cho môi trường ngày càng xanh- sạch – đẹp. 

2 nhận xét:

  1. Mình có thể xin email để học hỏi thêm kinh nghiệm và tham quan nhà máy được không bạn

    Trả lờiXóa
  2. Cần tìm đầu ra cho hạt nhựa

    Trả lờiXóa