Hiển thị các bài đăng có nhãn Vai trò nhựa tái sinh trong đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vai trò nhựa tái sinh trong đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Vai trò nhựa tái sinh trong đời sống

Việc tham khảo các mô hình tái chế rác thải của các nước phát triển có thể giúp chúng ta xử lý các vấn đề về nguyên liệu sản xuất và ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả hơn. Bài viết này xin đề cập đến một số ví dụ tái chế điển hình đem lại lợi nhuận cho các công ty tái chế có thể áp dụng ở nước ta. Các ví dụ này có thể coi là những gợi ý cho việc đề xuất ra các giải pháp tái chế hiệu quả và phù hợp.
Khái niệm tái sử dụng các chất/ rác thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt đã có từ rất lâu. Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Ở các nước công nghiệp phát triển, tái chế có mặt trong khắp các lĩnh vực sản xuất và đời sống, đóng vai trò là một nguồn cung cấp nguyên, vật liệu quan trọng cho các chu trình sản xuất tiếp theo. Thành công của các nước này trong tái chế rác thải là nhờ các chính sách đồng bộ và nhất quán của chính phủ và ý thức tự giác của người dân trong việc phân loại rác trước khi vứt bỏ. Chẳng hạn như ở Nhật, Luật xúc tiến sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái chế năm 1991, Luật cơ bản về môi sinh năm 1993, Luật xúc tiến việc thu gom, phân loại và tái chế bao bì năm 1995, Luật sửa đổi về thải rác và vệ sinh công cộng các năm 1991 và 1997... đã làm thay đổi hẳn thói quen xả rác của người dân cũng như các nhà sản xuất. Kể từ đó, xả rác đã trở nên đắt đỏ hơn, và người dân cũng phải cân nhắc cẩn thận hơn trước khi vứt bỏ một món đồ. Người ta thường đem bỏ những đồ không sử dụng của mình ra ngoài cổng, chẳng hạn như những chiếc radio, TV, xe đạp, ô, xoong nồi cũ ... với hy vọng ai đó sẽ sử dụng chúng. Tại những trung tâm xử lý rác thải, người ta tái phân loại và tân trang những đồ dùng còn có thể sử dụng được sau đó bán lại cho những khách hàng cần mua với giá rẻ.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái chế rác là nhờ lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích. Lợi ích kinh tế chính là động lực quan trọng nhất thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế rác thải hiện đại và vào xây dựng các cơ sở tái chế. Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.
Việc tham khảo các mô hình tái chế rác thải của các nước phát triển có thể giúp chúng ta xử lý các vấn đề về nguyên liệu sản xuất và ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả hơn. Bài viết này xin đề cập đến một số ví dụ tái chế điển hình đem lại lợi nhuận cho các công ty tái chế có thể áp dụng ở nước ta. Các ví dụ này có thể coi là những gợi ý cho việc đề xuất ra các giải pháp tái chế hiệu quả và phù hợp.
Một trong những loại vật liệu được tái chế phổ biến nhất là nhựa (plastic). Nhựa được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào một quy trình tái sinh. Các nguyên liệu sợi công nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau: quần áo, giày, khăn tắm, chăn.
Các vật liệu composite vốn được xem là loại vật liệu khó tái chế. Tuy nhiên một số công nghệ mới phát triển đã sử dụng composite cùng với thủy tinh trong sản xuất gạch lát vỉa hè.
Trong canh tác nông nghiệp, phân bón từ rác thải nhà bếp hoặc rác thải sinh hoạt giúp giảm đáng kể lượng phân bón hóa học và cải thiện chất lượng đất. Tại Nagai- Nhật Bản, kể từ năm 1998, rác thải nhà bếp cần xử lý của thành phố 33.000 dân này đã giảm 70% nhờ đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất phân bón từ rác.
Một số nhà sản xuất còn đi xa hơn nữa trong nỗ lực tái sử dụng và tái chế các sản phẩm của mình nhằm hạ giá thành sản phẩm và thu hút sự chú ý của những khách hàng quan tâm đến vấn đề môi trường. Kể từ năm 1992, công ty FujiFilm đã quyết định thiết kế lại sản phẩm máy ảnh sử dụng một lần QuickSnap của mình theo hướng tái sử dụng triệt để. Trước đó, sau khi chụp, toàn bộ chiếc máy ảnh, trừ phim, bị vứt bỏ. Nhưng sau khi được thiết kế lại, kính, thân máy và đèn flash được tái sử dụng, còn các bộ phận khác được tái chế thành các hạt nhựa nguyên liệu. Việc thu gom máy ảnh đã qua sử dụng cũng rất đơn giản: khách hàng chỉ việc mang cả máy ảnh lẫn phim đến hiệu ảnh rồi lấy ảnh về, tất cả các công việc còn lại do cửa hiệu và hệ thống thu gom của công ty đảm nhiệm.
Thậm chí một số người làm nghệ thuật còn sử dụng rác thải làm chất liệu cho các sáng tác của mình, chẳng hạn giấy vẽ làm từ giấy tái chế, tranh làm từ card điện thoại hay tượng làm từ các mảnh kim loại. Dĩ nhiên đây không phải là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề rác thải. Điều đáng nói là cách nhìn nhận của nghệ sỹ và công chúng đối với rác thải đã thay đổi, rác đã không còn bị coi là đồ bỏ đi nữa mà đã được sử dụng vào các mục đích có ích. Các lợi ích của việc tái chế rác thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được. Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng... Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái sinh. Trong sản xuất bền vững lý tưởng, các nguyên, vật liệu được sử dụng trong những vòng khép kín với số chu kỳ vô hạn. Điều hiển nhiên là chúng ta chỉ có thể tiệm cận chứ không bao giờ đạt tới khái niệm sản xuất bền vững lý tưởng này. Nhưng "tiệm cận" đã là quá tốt so với tình hình hiện nay.
Hy vọng rằng các ví dụ trên đây sẽ là những gợi ý cho các nhà đầu tư và sản xuất trong nước về những quan điểm và phương thức sản xuất, kinh doanh mới mẻ. Một khi những suy nghĩ lạc hậu về cách thức tạo ra và sử dụng sản phẩm đã thay đổi thì những cơ hội kinh doanh mới sẽ tự đến. Chúng sẽ góp phần biến vấn đề thành giải pháp, biến rác thải thành một nguồn tài nguyên và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của sản xuất và tiêu thụ đến môi trường.
XEM CHI TIẾT