Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Phát triển công nghiệp tái chế

Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai góp phần tiết kiệm tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa, tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động


Việc tái chế rác sinh hoạt, công nghiệp, y tế… từ các nguồn trên cả nước hiện đang được thực hiện bởi những cơ sở nhỏ lẻ, phân tán, công nghệ xử lý lạc hậu; hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải, xử lý khí thải. Các cơ sở này chủ yếu nằm xen lẫn trong khu dân cư, gây ô nhiễm không khí, đất và nguồn nước trong môi trường.

Tiết kiệm tài nguyên và năng lượng

Nguyên liệu sản xuất giấy chủ yếu lấy từ gỗ rừng trồng. Để sản xuất 1 tấn bột giấy, chúng ta cần khai thác từ 2,8-3 m3 gỗ cây keo lai và thời gian trồng có thể khai thác mất 5-7 năm. Do gỗ khai thác từ rừng trồng hạn chế, trong mấy năm gần đây ngành sản xuất giấy Việt Nam đã dùng giấy phế liệu thay thế gỗ cây keo lai. Tuy nhiên, giấy phế liệu ở Việt Nam hiện mới đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy, số còn lại phải nhập khẩu. Ông Dương Văn Cào, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Giấy Xuân Đức TP HCM, cho biết các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giấy ngoài việc thu mua giấy phế liệu trong nước phục vụ cho tái chế, còn phải nhập khẩu giấy thải loại từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore và các nước châu Phi. Theo các nhà sản xuất, giấy phế liệu nhập khẩu có giá cao hơn giấy phế liệu trong nước nhưng hầu hết các công ty đều phải nhập để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Còn theo ông Phan Minh Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Tân Mai, ngành phế liệu hiện không đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà máy tái chế giấy trong nước do việc thu mua phế liệu mang tính tự phát từ các vựa ve chai. Việt Nam chưa hình thành ngành thu gom các loại phế liệu một cách chuyên nghiệp như các nước. Ngành công nghiệp tái chế trong tương lai sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên rừng, sắt thép, nhựa; tạo ra năng lượng tái tạo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu ngành tái chế

Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa của Bộ Công Thương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, một trong những định hướng phát triển ngành nhựa là khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải. Theo đó, Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) có kế hoạch hợp tác với Công ty Merlin Plastics (Canada) thành lập liên doanh đầu tư xây dựng 2 nhà máy xử lý phế liệu nhựa tại Hưng Yên và Bình Dương. Công suất mỗi nhà máy khoảng 50.000 tấn/năm. Mới đây, dự án đã điều chỉnh công suất nhà máy xuống 40.000 tấn/năm, với vốn đầu tư khoảng 450 tỉ đồng. Tuy vậy, dự án này hiện còn... nằm trên giấy. Nguyên nhân của việc chậm triển khai dự án là do không đủ nguồn nguyên liệu cho tái chế. Phế liệu chủ yếu từ các vựa ve chai nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư, các doanh nghiệp tái chế cũng có hệ thống thu gom riêng nhưng không thể đủ phế liệu. Hệ thống thu gom phế liệu của nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chưa được tổ chức quy mô lớn như các nước tiên tiến. Việc thu gom phế liệu mạnh ai nấy làm, mỗi cơ sở, mỗi chủ vựa phân loại phế liệu theo kiểu của mình, không theo một chuẩn nào. Do đó bài toán cho nguồn nguyên liệu của ngành tái chế vẫn chưa có lời giải.

Tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu ngành tái chế

Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa của Bộ Công Thương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, một trong những định hướng phát triển ngành nhựa là khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải. Theo đó, Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) có kế hoạch hợp tác với Công ty Merlin Plastics (Canada) thành lập liên doanh đầu tư xây dựng 2 nhà máy xử lý phế liệu nhựa tại Hưng Yên và Bình Dương. Công suất mỗi nhà máy khoảng 50.000 tấn/năm. Mới đây, dự án đã điều chỉnh công suất nhà máy xuống 40.000 tấn/năm, với vốn đầu tư khoảng 450 tỉ đồng. Tuy vậy, dự án này hiện còn... nằm trên giấy. Nguyên nhân của việc chậm triển khai dự án là do không đủ nguồn nguyên liệu cho tái chế. Phế liệu chủ yếu từ các vựa ve chai nhỏ lẻ nằm rải rác trong khu dân cư, các doanh nghiệp tái chế cũng có hệ thống thu gom riêng nhưng không thể đủ phế liệu. Hệ thống thu gom phế liệu của nước ta còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chưa được tổ chức quy mô lớn như các nước tiên tiến. Việc thu gom phế liệu mạnh ai nấy làm, mỗi cơ sở, mỗi chủ vựa phân loại phế liệu theo kiểu của mình, không theo một chuẩn nào. Do đó bài toán cho nguồn nguyên liệu của ngành tái chế vẫn chưa có lời giải.
doanh thu từ công nghiệp tái chế ở các nước
Mỹ: 90 tỉ USD/năm từ tái chế phế liệu
Ngành tái chế phế liệu ở Mỹ mỗi năm đem về doanh thu trên 90 tỉ USD, ở Trung Quốc đem về hàng tỉ USD. Nó không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Ngành tái chế phế liệu phát triển sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác như: giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh…
Ở các nước phát triển, các hiệp hội của những doanh nghiệp chuyên về thu gom và phân loại phế liệu hoạt động rất chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp này cung cấp rất ổn định nguồn nguyên liệu phế liệu cho thị trường thế giới. Thu gom và tái chế phế liệu là ngành rất phát triển ở các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, ... Ngành này luôn đem lại doanh thu và lợi nhuận cao bất kể tình hình kinh tế tăng hay giảm.
XEM CHI TIẾT

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất nhựa

Nhựa là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hàng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người.
Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.


  • Những năm gần đây, ngành nhựa Việt Nam phát triển khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20 - 25%/năm. Toàn ngành hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp, trong đó hơn 90% là doanh nghiệp tư nhân. Sản phẩm nhựa của Việt Nam được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường nội địa và xuất khẩu tới hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tuy vậy, ngành nhựa vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển chung của toàn ngành. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì các doanh nghiệp xác định các sản phẩm của mình phải thân thiện với môi trường. Và xử lý các chất thải đã phát sinh ra trong quá trình sản xuất, đặc biệt là cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
    Các công nghệ sản xuất nhựa
    - Công nghệ ép phun:
    Đây là công nghệ truyền thống của ngành sản xuất nhựa, được phát triển qua 4 thế hệ máy, thế hệ thứ 4 là các loại máy ép điện.
    - Công nghệ đùn thổi:
    Đây là công nghệ thổi màng, sản xuất ra các loại bao bì nhựa từ màng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ đùn thổi, để sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa.
    - Công nghệ đùn đẩy liên tục
     Ðược cải tiến từ công nghệ truyền thống đùn thổi, từ nhu cầu tiêu dùng của xã hội phát triển được hình dung thành các nhóm hàng sau đây:        
    - Nhóm sản phẩm dạng ống, từ ống PVC thoát nước đến PE cấp nước, cao cấp là các sản phẩm ống phức hợp nhôm nhựa, ống phức hợp gas, cáp quang,…
    - Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng, gia công thành phẩm khung cửa PVC, tấm trần, vách ngăn.
    - Công nghệ chế biến cao su nhựa:
    Là công nghệ ép sử dụng phổ biến trong các ngành chế biến cao su và các công nghệ ép phun sử dụng cùng lúc hai loại nguyên liệu nhựa và cao su Latex hoặc nhựa phối kết với cao su thiên nhiên dạng compound.
    - Các công nghệ khác như:                  
    Công nghệ EVA, PU, EPS và các công nghệ phụ.
    Quy trình xử lý nước thải sản xuất nhựa
  •                                                                                             Sơ đồ công nghệ

    - Thuyết minh quy trình công nghệ
    Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được thu gom bằng hệ thống mương thu nước. Phía trước bể gom chúng tôi đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải. Nước thải từ bể gom được bơm qua bể lắng cát để tách một phần cặn có kích thước lớn (cát, đá vụn). Nước thải tiếp tục được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu.
    Nước thải tiếp tục chảy từ bể điều hòa xuống bể keo tụ kết hợp quá trình lắng, đồng thời dùng bơm định lượng châm chất keo tư vào hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn. Ở đây các chất màu và cặn lơ lửng bị kết tủa lại còn nước thải chảy qua bể khử trùng, để khử trùng các vi khuẩn có hại trong nước thải. Sau đó, nước thải chảy qua cột lọc áp lực, để giữ lại cặn lơ lửng và khử cả lượng màu, mùi trong nước thải.
    Nước thải sau khi qua cột lọc áp lực đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước được xả ra nguồn tiếp nhận.
    Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ.

  • XEM CHI TIẾT

    Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

    Sản xuất bao bì: công nghệ thể hiện đẳng cấp

    Hiện nay, việc sản xuất bao bì trong nước hầu hết vẫn còn sử dụng máy móc cũ, đã qua sử dụng. Bao bì kém chất lượng sẽ dẫn đến kém cạnh tranh, ảnh hưởng đến thành phẩm đựng bên trong, đặc biệt đối với sản phẩm thuốc, thực phẩm…


    Thiết bị - quy trình cũ
    Bà Đỗ Huỳnh Phương Lan, Chủ tịch Hội bao bì TP.HCM, Giám đốc Công ty in Minh Phương (có tỉ lệ bao bì thành phẩm xuất khẩu đạt 60% năng suất) cho biết: ngành bao bì Việt Nam hầu hết vẫn còn sử dụng máy móc cũ, đã qua sử dụng. Các công đoạn làm ra thành phẩm (sau in) còn thủ công, chất lượng thấp và không đồng bộ. Môi trường sản xuất bao bì, in chật hẹp dẫn đến không bố trí quy trình hợp lý, bảo quản nguyên vật liệu và thành phẩm không đạt yêu cầu, không đảm bảo vệ sinh… Hầu hết các nhà máy sản xuất bao bì đều đơn lẻ, thiếu đầu tư đồng bộ. Nguyên liệu để sản xuất không ổn định, nhà xưởng, kho bảo quản đều không đạt tiêu chuẩn… Do vậy, sản phẩm bao bì trong nước sản xuất hầu hết đều không đạt chất lượng, kém cạnh tranh.

    Bao bì sản xuất trong nước mẫu mã xấu, vỏ bao nhăn nhúm... Trong khi đó, bao bì của nước ngoài thiết kế đẹp, sang trọng, màu hài hòa, vỏ phẳng, mịn… Theo bà Lan, bao bì trong nước nhăn nhúm do sử dụng chất liệu kém và sản xuất thủ công. Sản xuất thủ công sẽ làm hạn chế chất lượng và số lượng!
    Nâng cao tiêu chuẩn!

    Bao bì kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người vì nó chứa đựng đồ ăn, thức uống, thuốc men, dược phẩm… Do vậy, bao bì cần được đầu tư tương xứng với sản phẩm.
    PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp dược học cho biết, nhu cầu bao bì có chất lượng cao (đạt chuẩn quốc tế GMP) đang ngày càng tăng trên thế giới và chiếm tỷ trọng đáng kể trong chi phí sản xuất dược phẩm. Thị trường bao bì dược ở Mỹ đạt 8,3 tỷ USD vào năm 2008, với mức tăng trưởng 4,7%/năm. Thị trường toàn cầu khoảng 30 tỷ USD năm 2009 với mức tăng trưởng 5,3%/năm.

    Trên thế giới có mười thị trường bao bì dược hàng đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Anh, Trung Quốc, Đức, Italia, Ấn Độ, Thuỵ Sỹ và Brazil. Thị trường có mức tăng trưởng nhanh nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Ở Việt Nam, chi phí cho bao bì chiếm khoảng 10% giá thành của dược phẩm (khoảng 30 triệu USD/năm).

    Thị trường ngày càng có nhu cầu cao về bao bì không độc, tạo màng nhiều lớp dùng cho dược phẩm, bảo vệ tốt các dược chất dễ hỏng như: Kháng sinh, thuốc tim mạch, chế phẩm thảo dược… Do vậy, sản xuất đạt chất lượng không chỉ đòi hỏi với ngành dược mà ngành sản xuất bao bì cũng cần nghiêm ngặt hơn.
    Phải đầu tư không ít

    Bà Lan cho biết, bao bì có nhiều loại gồm: giấy, nhựa, chai thủy tinh, lọ, hộp, ống, vỉ, túi… Mỗi nhà sản xuất thiên về những loại bao bì khác nhau. Trong mỗi loại bao bì đó có công nghệ riêng và tùy vào nhu cầu của từng nhà sản xuất để đầu tư công nghệ… Theo bà Lan, riêng lĩnh vực sản xuất bao bì giấy thì công nghệ in của Đức được đánh giá là hiện đại nhất.

    Công ty Minh Phương đã chi hơn chục tỷ đồng để đầu tư cho dây chuyền sản xuất với các bộ phận: Thiết kế, chế bản, in và ra thành phẩm. Ở khâu ra thành phẩm có bộ phận kiểm tra chất lượng trước khi xuất hàng… Tất cả các bộ phận này được lập trình điều chỉnh bằng các thông số và kết nối với nhau qua hệ thống mạng nội bộ. Các thông số cho phép nhà sản xuất tùy chỉnh màu, chọn chất liệu… và xuất file, đem in, ra thành phẩm.

    Bà Lan chia sẻ thêm: Việc đầu tư máy móc thiết bị, máy in thế hệ mới sẽ cho chất lượng in sản phẩm đạt tiêu chuẩn về độ đồng bộ, nhất quán về màu sắc, độ sắc nét, tỉ lệ hao hụt giảm. Đặc biệt, giúp hạn chế tiêu hao nhiên liệu điện, dung môi và hóa chất thân thiện với môi trường… Đầu tư phải đồng bộ từ dây chuyền sản xuất, đến nhà xưởng, con người, quy trình…

    Về nguyên tắc, nhà xưởng phải được thiết kế phù hợp với các thao tác sản xuất, có đầu tư các trang thiết bị kiểm duyệt ánh sáng, ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa chim chóc, các loài gặm nhấm… Đặc biệt là các quy trình về điện, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và việc thông gió phải phù hợp; không làm ảnh hưởng bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếp tới dược phẩm trong khi sản xuất và bảo quản, hoặc ảnh hưởng đến việc vận hành chính xác của thiết bị…
    XEM CHI TIẾT

    Làm giàu từ nghề tái chế nhựa

    ẢNH MINH HỌA
    Được sinh ra, lớn lên trên quê hương Minh Khai (Như Quỳnh – Văn Lâm), tên làng gắn với tên một nữ chiến sĩ cách mạng trung kiên. Với đặc thù là một làng nghề chuyên thu mua và tái chế phế liệu, từ khâu sơ chế cho đến thành sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ trên toàn miền Bắc. Trong những năm qua, Anh Phùng Đức Thông là một Hội viên nông dân đã có những thành tích đáng kể trong phong trào nông dân làm kinh tế giỏi. 
    Trong nhiều năm, tôi trăn trở với những tìm tòi để tìm ra những hướng đi mới về cách xử lý cho một loại phế liệu mà từ lâu nay chưa có ai xử lý và tái chế mà chỉ đưa ra bãi rác, chôn lấp gây ô nhiễm môi trường, đó là vỏ bao xi măng. Sau một thời gian tìm tòi, nghiên cứu, cuối cùng tôi đã tìm được phương pháp xử lý và tái chế loại phế liệu đó.
                    Năm 2004, tôi tìm ra phương pháp tách giấy của vỏ bao xi măng để lấy nhựa tái chế thành hạt nhựa phục vụ cho ngành dệt bao bì. Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể trong thôn, cũng như trong thị trấn. Đặc biệt là được các cấp Hội hỗ trợ vay vốn, bước đầu từ một dây chuyền xử lý phế liệu tạo thành hạt nhựa, với số vốn chỉ có 90 triệu đồng, (trong đó có 40 triệu đồng là vốn vay) và 6 công nhân làm việc 2 ca với công suất từ 25 – 30tấn/tháng, thu nhập bình quân một công nhân từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng, lợi nhuận từ 10 triệu – 15 triệu đồng/ tháng.
                    Đến năm 2008, tôi đã có 2 nhà xưởng khang trang và 3 dây truyền tái chế phế liệu với tổng số vốn lên tới 600 triệu đồng; có 20 công nhân làm việc 2 ca với công suất từ 80 – 85 tấn/ tháng, thu nhập bình quân một công nhân từ 2- 2,2 triệu đồng/tháng, lợi nhuận từ 20 triệu – 25 triệu đồng/ tháng.
    Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, hàng hóa giảm giá khó tiêu thụ, có nhiều cơ sở sản xuất khó trụ vững trên thương trường. Cơ sở của tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự giúp đỡ của các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân nên cơ sở sản xuất của tôi đã từng bước vượt qua giai đoạn suy thoái kinh tế và dần dần hòa nhập với sự  phục hồi kinh tế chung của toàn cầu.
                    Phát huy thế mạnh sẵn có, với chính sách kích cầu của chính phủ năm 2009 đến nay, tôi tiếp tục mở rộng sản xuất, xây thêm nhà xưởng, mua thêm máy móc, nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, thu hút thêm lao động của địa phương. Hiện nay, tôi đã có 25 lao động với thu nhập bình quân đầu người 2,3 triệu đồng/người/tháng. Lợi nhuận từ 25 – 30 triệu đồng/ tháng và số vốn lên tới gần 1 tỉ đồng.
                    Từ những kinh nghiệm và thành công của mình, tôi đã hướng dẫn các hội viên nông dân trong chi Hội cùng tham gia sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình và tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, giúp cải tạo môi trường và góp một phần nhỏ bé của mình làm cho môi trường ngày càng xanh- sạch – đẹp. 
    XEM CHI TIẾT

    Cơ hội phát triển tái chế chất thải nhựa

    Ước tính đến năm 2020, lượng tiêu thụ, chất thải nhựa phát sinh tại TP.HCM vào khoảng 400.000 tấn/năm.
    TP.HCM đang chịu nhiều áp lực từ các vấn đề liên quan đến chất thải rắn đô thị với lượng phát sinh trung bình hơn 7.000 tấn/ngày. Theo kết quả khảo sát thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt của Quỹ tái chế chất thải TP.HCM (thuộc Sở TN&MT TP.HCM), lượng nhựa chiếm tỉ trọng cao, chỉ sau rác thực phẩm. Chúng tập trung nhiều ở các siêu thị, trung tâm thương mại và khu vực văn phòng.
    XEM CHI TIẾT

    Nhựa được tái sinh như thế nào

    Nhiều người thắc mắc điều gì xảy ra với các bao bì nhựa khi chúng ta bỏ vào thùng rác và mang đến các trung tâm thu mua phế liệu hoặc chúng ta bỏ vào các thùng rác trong lớp học hay trong các văn phòng khắp thế giới. Quy trình tái sinh nhựa cần vài bước để có thể chuyển nhựa bỏ đi thành loại sản phẩm khác. Một điều cần lưu ý là nhựa tái sinh luôn giảm dần chất lượng. Nói cách khác, không nên làm hũ sữa chua cũ thành hũ sữa chua mới. Nhựa từ bao bì nguyên sinh đem đi tái sinh thành loại sản phẩm khác, chứ không được dùng cho cùng một mục đính hai lần.
    Bước đầu tiên trong quy trình tái sinh nhựa là phân loại nhựa trong nhà máy tái sinh. Nhiều nơi chỉ tái sinh 1 loại nhựa duy nhất trong các loại nhựa được thu gom, vì thế điều cần thiết đầu tiên là phân loại cơ bản như giấy, nhựa, kim loại. Tiếp theo là phân loại nhựa và chọn lựa loại nhựa cần tái sinh.
    Trong khi phân loại, nhựa được phân thành từng loại nhựa. Một số nhà máy tái sinh chỉ xử lý những loại nhựa nhất định. Có nghĩa là các loại nhựa khác không được xử lý mà sẽ được bán cho các nhà máy khác hoặc được chôn lấp, tùy theo chính sách của công ty.
    Sau khi phân loại, nhựa được bằm nhỏ thành miếng nhỏ hay vẩy nhựa (flakes). Tại giai đoạn này, nhựa thường trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì,… Vì thế cần rửa sạch trong bồn nước, giúp nhựa sạch trước khi làm khô và đem đi nung chảy. Khi được nung chảy, nhựa được ép qua một máy đùn, một loại máy ép nhựa thành những sợi như sợi bún hay những hạt nhỏ và được định hình thành hạt nhựa.
    Hạt nhựa này có thể đem đi bán cho các nhà sản xuất khác. Ví dụ: hạt nhựa này được kéo thành sợi để sản xuất những sản phẩm như vải len nhân tạo, làm thảm hay sản phẩm giả gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng, hay làm ngói, gạch hoặc tấm lót sàn. Nhiều công ty có nhu cầu nhựa tái sinh có thể mua về hằng xe tải để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau.
    Tái chế nhựa không đơn giản. Vấn đề là các màu mực có thể chứa chất bẩn gây khó tái sinh nhựa hoặc không thể tái sinh được. Nhựa cũng có thể nhiểm bẩn với các chất như kim loại nặng, dược chất hay các miếng nhựa tự hủy ngẫu nhiên bị trộn lẫn vào. Các nhà tái sinh nhựa phải xác định những tạp chất này trước khi nó làm nhiễm bẩn hết toàn bộ lô nhựa tái sinh.
    Tái sinh nhựa chắc chắn là việc tốt phải làm. Nó không làm giảm nhu cầu nhựa nguyên sinh. Những sản phẩm cần làm từ nhựa nguyên sinh (ví dụ như bao bì y tế, thực phẩm) thì không thể làm từ nhựa tái sinh. Tuy nhiên, tái sinh nhựa làm giảm đi các nhu cầu từ các nguồn tài nguyên khác. Ví dụ: lấy nhựa tái sinh để sản xuất các sản phẩm gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng (ví dụ: pallet, cốt pha/ form-work …), chắc chắn sẽ hạn chế chặt gỗ và giữ được rừng xanh.
    NHỮNG ỨNG DỤNG
    Không giống như kim loại, tái sinh thường làm ảnh hưởng đến tính chất vật lý của nhựa ở một mức nhất định nào đó. Điều này cũng khó để tái sinh một lượng lớn các loại nhựa dùng cho cùng một mục đích như ban đầu. Nhờ vào các nghiên cứu sâu rộng và phát triển kỹ thuật nhựa tái sinh có thể được dùng trong hầu hết các ứng dụng tương tự như dùng nguyên liệu nguyên sinh.
    Sau đây là vài sản phẩm có thể được sản xuất từ nhựa tái sinh:
    - Túi rác PE và các loại túi xách
    - Bình nhựa
    - Khung cửa sổ hay sàn nhà
    - Các tấm ván dùng cho xây dựng
    - Hộp đựng DVD hay CD
    - Hàng rào hay đồ đạc bàn ghế ngoài vườn
    - Chuồng trại hay các thùng đựng ngoài vườn
    - Các loại khay đựng
    - Vải len
    - Sợi độn trong gối hay chăn bông
    - Các vật dụng dùng trong văn phòng
    SỐ LIỆU VỀ TÁI SINH
    - Một tấn nhựa tái sinh tiết kiệm được 5,774 kW/h điện năng, 16.3 thùng (2,604 lít) dầu mỏ, 98 triệu Btu nhiệt năng, và 22 mét khối đất chôn lấp.
    - Giảm đi 80 – 90% năng lượng tiêu thụ khi sản xuất ra nhựa tái sinh so với sản xuất ra nhựa nguyên sinh từ dầu mỏ và gas.
    - Tái sinh 1 bình bằng nhựa có thể bảo tồn điện năng dùng thắp sáng cho 1 bóng đèn tròn 60 watt trong 6 giờ.
    - Tái sinh 5 chai nhựa PET thành sợi sẽ đủ làm ra 1 cái áo thun T-shirt.
    - Tái sinh 100 triệu điện thoại di động sẽ tiết kiệm năng lượng cung cấp cho 194,000 gia đình trong 1 năm.
    - Kinh doanh toàn cầu về nhựa tái sinh đạt doanh số 5 tỷ USD trên số lượng khoảng 12 triệu tấn.
    - Châu Âu thực hiện công việc tái sinh nhựa đạt 21.3% phế thải nhựa trong năm 2008, với khoảng 5.3 triệu tấn.
    - Nghiên cứu gần đây cho thấy nếu tái sinh hết những phế thải nhựa đã chôn lấp hoặc đốt hết thành năng lượng sẽ đạt được 7% chỉ tiêu quota của Cộng Đồng Châu Âu về ‘Giảm Khí CO2’. 
    XEM CHI TIẾT

    Vai trò nhựa tái sinh trong đời sống

    Việc tham khảo các mô hình tái chế rác thải của các nước phát triển có thể giúp chúng ta xử lý các vấn đề về nguyên liệu sản xuất và ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả hơn. Bài viết này xin đề cập đến một số ví dụ tái chế điển hình đem lại lợi nhuận cho các công ty tái chế có thể áp dụng ở nước ta. Các ví dụ này có thể coi là những gợi ý cho việc đề xuất ra các giải pháp tái chế hiệu quả và phù hợp.
    Khái niệm tái sử dụng các chất/ rác thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt đã có từ rất lâu. Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
    Ở các nước công nghiệp phát triển, tái chế có mặt trong khắp các lĩnh vực sản xuất và đời sống, đóng vai trò là một nguồn cung cấp nguyên, vật liệu quan trọng cho các chu trình sản xuất tiếp theo. Thành công của các nước này trong tái chế rác thải là nhờ các chính sách đồng bộ và nhất quán của chính phủ và ý thức tự giác của người dân trong việc phân loại rác trước khi vứt bỏ. Chẳng hạn như ở Nhật, Luật xúc tiến sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái chế năm 1991, Luật cơ bản về môi sinh năm 1993, Luật xúc tiến việc thu gom, phân loại và tái chế bao bì năm 1995, Luật sửa đổi về thải rác và vệ sinh công cộng các năm 1991 và 1997... đã làm thay đổi hẳn thói quen xả rác của người dân cũng như các nhà sản xuất. Kể từ đó, xả rác đã trở nên đắt đỏ hơn, và người dân cũng phải cân nhắc cẩn thận hơn trước khi vứt bỏ một món đồ. Người ta thường đem bỏ những đồ không sử dụng của mình ra ngoài cổng, chẳng hạn như những chiếc radio, TV, xe đạp, ô, xoong nồi cũ ... với hy vọng ai đó sẽ sử dụng chúng. Tại những trung tâm xử lý rác thải, người ta tái phân loại và tân trang những đồ dùng còn có thể sử dụng được sau đó bán lại cho những khách hàng cần mua với giá rẻ.
    Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái chế rác là nhờ lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích. Lợi ích kinh tế chính là động lực quan trọng nhất thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế rác thải hiện đại và vào xây dựng các cơ sở tái chế. Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.
    Việc tham khảo các mô hình tái chế rác thải của các nước phát triển có thể giúp chúng ta xử lý các vấn đề về nguyên liệu sản xuất và ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả hơn. Bài viết này xin đề cập đến một số ví dụ tái chế điển hình đem lại lợi nhuận cho các công ty tái chế có thể áp dụng ở nước ta. Các ví dụ này có thể coi là những gợi ý cho việc đề xuất ra các giải pháp tái chế hiệu quả và phù hợp.
    Một trong những loại vật liệu được tái chế phổ biến nhất là nhựa (plastic). Nhựa được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào một quy trình tái sinh. Các nguyên liệu sợi công nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau: quần áo, giày, khăn tắm, chăn.
    Các vật liệu composite vốn được xem là loại vật liệu khó tái chế. Tuy nhiên một số công nghệ mới phát triển đã sử dụng composite cùng với thủy tinh trong sản xuất gạch lát vỉa hè.
    Trong canh tác nông nghiệp, phân bón từ rác thải nhà bếp hoặc rác thải sinh hoạt giúp giảm đáng kể lượng phân bón hóa học và cải thiện chất lượng đất. Tại Nagai- Nhật Bản, kể từ năm 1998, rác thải nhà bếp cần xử lý của thành phố 33.000 dân này đã giảm 70% nhờ đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất phân bón từ rác.
    Một số nhà sản xuất còn đi xa hơn nữa trong nỗ lực tái sử dụng và tái chế các sản phẩm của mình nhằm hạ giá thành sản phẩm và thu hút sự chú ý của những khách hàng quan tâm đến vấn đề môi trường. Kể từ năm 1992, công ty FujiFilm đã quyết định thiết kế lại sản phẩm máy ảnh sử dụng một lần QuickSnap của mình theo hướng tái sử dụng triệt để. Trước đó, sau khi chụp, toàn bộ chiếc máy ảnh, trừ phim, bị vứt bỏ. Nhưng sau khi được thiết kế lại, kính, thân máy và đèn flash được tái sử dụng, còn các bộ phận khác được tái chế thành các hạt nhựa nguyên liệu. Việc thu gom máy ảnh đã qua sử dụng cũng rất đơn giản: khách hàng chỉ việc mang cả máy ảnh lẫn phim đến hiệu ảnh rồi lấy ảnh về, tất cả các công việc còn lại do cửa hiệu và hệ thống thu gom của công ty đảm nhiệm.
    Thậm chí một số người làm nghệ thuật còn sử dụng rác thải làm chất liệu cho các sáng tác của mình, chẳng hạn giấy vẽ làm từ giấy tái chế, tranh làm từ card điện thoại hay tượng làm từ các mảnh kim loại. Dĩ nhiên đây không phải là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề rác thải. Điều đáng nói là cách nhìn nhận của nghệ sỹ và công chúng đối với rác thải đã thay đổi, rác đã không còn bị coi là đồ bỏ đi nữa mà đã được sử dụng vào các mục đích có ích. Các lợi ích của việc tái chế rác thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được. Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng... Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái sinh. Trong sản xuất bền vững lý tưởng, các nguyên, vật liệu được sử dụng trong những vòng khép kín với số chu kỳ vô hạn. Điều hiển nhiên là chúng ta chỉ có thể tiệm cận chứ không bao giờ đạt tới khái niệm sản xuất bền vững lý tưởng này. Nhưng "tiệm cận" đã là quá tốt so với tình hình hiện nay.
    Hy vọng rằng các ví dụ trên đây sẽ là những gợi ý cho các nhà đầu tư và sản xuất trong nước về những quan điểm và phương thức sản xuất, kinh doanh mới mẻ. Một khi những suy nghĩ lạc hậu về cách thức tạo ra và sử dụng sản phẩm đã thay đổi thì những cơ hội kinh doanh mới sẽ tự đến. Chúng sẽ góp phần biến vấn đề thành giải pháp, biến rác thải thành một nguồn tài nguyên và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của sản xuất và tiêu thụ đến môi trường.
    XEM CHI TIẾT

    Vật liệu tái chế chất liệu tạo nên thời trang sinh thái

    Dù nhiều nhà sản xuất y phục không quan tâm nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường, nhưng các sản phẩm tái chế được (như chai nước, hũ đựng sữa chua và tuýp bơ…) đang mở ra tương lai cho ngành thời trang sinh thái.
    Hiện tại, Eco-fi, Patagonia và REKIXX là 3 công ty nổi bật trong nhóm những công ty thời trang “xanh” đang tạo ra sự khác biệt bằng cách kết hợp vật liệu đã qua tái chế hoặc có thể tái chế vào sản phẩm của mình.
    Cục quản lý Doanh nghiệp Xanh mô tả chai nước và các sản phẩm bằng nhựa khác là loại “nhựa đã qua sử dụng” hay PCR, có thể được xe thành các sợi tơ mỏng dùng để dệt vải polyester – vật liệu được dùng để may vô số loại trang phục khác nhau, từ áo ấm cho đến đồ thể thao.
    Công ty Eco-fi là đơn vị đã cam kết sản xuất ra loại vải tái chế nói trên, đồng thời kết hợp vật liệu tái chế với vải bông hoặc len để nâng cao chất lượng vải. Eco-fi cho biết chỉ với khoảng 10 chai nhựa thông thường là có thể sản xuất được gần 0,5kg tơ Eco-fi bền, tiện lợi và ấm. Vải dệt từ sợi Eco-fi có đặc điểm giống hệt những loại vải thông thường về chức năng và cấu trúc hóa học. Tuy nhiên, các sợi tơ Eco-fi được làm ra mà không làm tiêu hao đến nguồn tài nguyên tự nhiên của Trái đất. Hơn nữa, loại tơ này cũng có thể dùng kết hợp với các vật liệu khác để tạo ra nhiều loại vải. Một khi quần áo làm từ nhựa PCR cũ kỹ, nó lại được nung chảy và tái chế thành vải mới một lần nữa.
    Patagonia là công ty đầu tiên sử dụng chai nhựa tái chế để tạo ra các loại y phục ngoài trời, dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Công ty này đã ứng dụng vải nhựa PCR vào trong các dòng sản phẩm làm từ chai nước ngọt bỏ kể từ năm 1993 và trở thành nhà sản xuất y phục ngoài trời đầu tiên bước vào ngành thời trang sinh thái, và dẫn đầu thị trường quần áo thân thiện với môi trường.
    XEM CHI TIẾT

    Phân loại bao bì nhựa đựng hàng hóa


    Trong kinh doanh thương mại, việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp với từng phương thức kinh doanh, từng thị trường, từng loại hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Một sản phẩm hàng hoá tốt chưa chắc đã bán được khi nó không được bao gói phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, những áp lực môi trường đang đặt ra vấn đề cấp bách với các rác thải bao bì trong quá trình tái sản xuất. Một bao bì tốt gắn liền với loại sản phẩm tốt. Theo nghĩa rộng, chất lượng sản phẩm chính là thể hiện sự thoả mãn tối ưu các nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Bao bì gắn liền với hàng hoá và cũng gắn liền với vấn đề môi sinh. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh cần biết chọn đúng loại bao bì cần thiết. Việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp được dựa trên cơ sở phân loại các loại bao bì. Với những góc độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau mà có thể phân chia bao bì theo các tiêu thức khác nhau.
    ở nhiều nước trên thế giới có ngành công nghiệp bao bì phát triển, người ta phân loại bao bì chủ yếu theo hai tiêu thức là theo vật liệu chế tạo và theo mục đích, tác dụng của bao bì đối với sản phẩm và lưu thông sản phẩm. Ví dụ: ở Ixraen, bao bì hàng hoá được chia theo vật liệu chế tạo. Theo đó bao bì được phân loại thành: bao bì chất dẻo, bao bì giấy và carton; bao bì bằng sắt tây và nhôm, bao bì thuỷ tinh và các loại khác (chủ yếu là gỗ). ở Đức, Hà Lan, bao bì được phân loại theo hai tiêu thức cơ bản: Tiêu thức 1: Phân loại bao bì theo vật liệu chế tạo bao gồm bao bì thuỷ tinh, sắt thép, nhôm, chất dẻo, vật liệu hỗn hợp (chủ yếu là carton); tiêu thức 2: Phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm: Bao bì thương phẩm (gồm túi, hộp, chai lọ, giỏ), bao bì ngoài (thứ hai) – bao bì trung gian (dùng để quảng cáo), bao bì vận chuyển (thứ ba) gồm hòm, bao...
    ở nước ta, với những mục đích nghiên cứu khác nhau, bao bì được phân loại theo các tiêu thức :
    a. Theo tiêu thức công dụng: bao bì được chia làm hai loại:
    - Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, thường được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó được cộng luôn vào giá trị sản phẩm đem bán.
    - Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn số lượng và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Tuỳ theo loại bao bì có thể thu hồi hay không mà giá trị của nó được tính ngay hoặc tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
    b. Theo số lần sử dụng: bao bì được chia làm hai loại:
    - Bao bì sử dụng một lần: đây là loại bao bì được “tiêu dùng”cùng với sản phẩm, chỉ phục vụ cho một lần lưu chuyển của sản phẩm từ khi sản phẩm được sản xuất ra đến khi sản phẩm được tiêu dùng trực tiếp. Do đó giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản phẩm.
    - Bao bì sử dụng nhiều lần: loại này có khả năng phục vụ cho một số lần lưu chuyển sản phẩm, tức là có khả năng sử dụng lại. Thường bao gồm các loại bao bì ngoài, bao bì trong, được sản xuất từ các vật liệu bền vững (như kim loại, chất dẻo tổng hợp...). Giá trị của chúng được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
    c. Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén): gồm bao bì cứng, bao bì nửa cứng, bao bì mềm.
    - Bao bì cứng: có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài, tải trọng của sản phẩm bên trong, giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa đựng, vận chuyển, xếp dỡ.
    - Bao bì nửa cứng: loại này có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm và vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định. Nó có thể bị biến dạng dưới sức nặng của hàng hoá, tác động sức ép khi chất đống hàng, tác động cơ học (va đập, rung xóc) khi vận chuyển.
    - Bao bì mềm: dễ bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá và tác động cơ học từ bên ngoài, dễ thay đổi hình dạng. Tuy nó chịu được tác động, va chạm trong quá trình bốc dỡ vận chuyển, nhưng bao bì loại này lại là phương tiện để truyền các tác động đó vào hàng hoá và thường dùng cho các sản phẩm dạng hạt, bột, không bị ảnh hưởng bởi các tác động cơ học đến chất lượng sản phẩm.
    d. Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì:
    - Bao bì thông dụng; loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác nhau.
    - Bao bì chuyên dùng: chỉ được dùng bao gói, chứa đựng một loại sản phẩm nhất định, thường là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc biệt. Ví dụ: các chất khí, hoá chất độc hại, dễ cháy nổ...

    XEM CHI TIẾT

    Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

    Nhận biết các ký hiệu trên bao bì nhựa

    Năm 1970, một sinh viên đại học 23 tuổi tên là Gary Anderson thắng một cuộc thi được tài trợ một cuộc thi thiết kế bởi công ty lúc đó là trụ sở tại Chicago container của Mỹ (CCA), một nhà sản xuất lớn của các công ty tái chế. Cuộc thi đã thu hút thí sinh từ các trường trung học và cao đẳng trên cả nước.
    Gary đã thắng cuộc với ba mũi tên đuổi theo mình, lấy cảm hứng từ dải Mobius, một bề mặt chỉ có một bên và không có kết thúc.
    Năm 1988, Hiệp hội các ngành công nghiệp nhựa giảm hệ thống mã hóa nhận dạng của họ trong các mũi tên. Các con số chỉ ra các loại hạt nhựa để các mặt hàng có thể được sắp xếp lại với nhau.
    PETE ( 1): Là loại nhựa polyethylene terephtalate, hay còn được gọi là PETE hoặc PET. Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng... đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên, với bề mặt xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ lại, do đó, nó chỉ được xem là loại đồ nhựa chỉ sử dụng một lần và rất dễ dàng để tái chế.

    HDPE (2): Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylene cao, hay còn được gọi là HDPE. Hầu hết các bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại nước tẩy rửa... đều là loại nhựa số 2. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn và khả năng tích tụ vi khuẩn thấp. Nhựa số 2 cũng được xem là có thể dễ dàng tái chế.
    PVC (3): Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PVC. Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước... là nhựa PVC.
    Trong thành phần của nhựa PVC có chứa phthalates – một trong những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của hormone, do đó, nó được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao - thông thường là đựng đồ ăn nóng hoặc nước nóng. Bạn nên hạn chế tối đa sử dụng loại nhựa số 3 trong việc lưu trữ thực phẩm càng nhiều càng tốt. Thông thường, nhựa PVC hiếm khi được chấp nhận trong các chương trình tái chế.
    LDPE (4):  Đây là loại nhựa có chứa polyethylene mật độ thấp (LDPE). Nó thường được sử dụng để làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại nhựa này được xem là khá an toàn, nhưng nó cũng không phải là đối tượng được chấp nhận trong các chương trình tái chế.
    PP (5): Đây là loại nhựa được làm từ polypropylene. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước xiro hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút... đều được thuộc loại nhựa số 5. Loại nhựa này được xem là an toàn, và ngày càng được chấp nhận bởi chương trình tái chế.
    PS (6): Nhựa Polystyrene, hay còn được gọi là xốp, thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Bạn cũng sẽ thấy rằng nhựa số 6 được sử dụng để làm ra các loại đĩa và ly dùng 1 lần.
    Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng loại đồ nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi đun nóng. Do đó, chúng ta nên tránh xa các loại đồ nhựa mang nhãn số 6 càng tốt. Rất khó để tái chế các loại đồ nhựa số 6.
    Khác (7): Con số này về cơ bản có nghĩa là “Tất cả mọi thứ”. Đây là sản phẩm từ hỗn hợp các loại chất dẻo đã được phát minh sau năm 1987, trong đó có Polycarbonate và chất BPA rất đáng sợ.
    Hầu như không có bất cứ loại đồ nhựa gia dụng nào mang nhãn số 7. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính... Rất khó để tái chế nhựa số 7 và các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.

    Loại nhựa nào là an toàn?
    Tóm lại, các loại đồ nhựa số 2, 4, 5 thường được coi là an toàn. Đồ nhựa số 1 cũng được xem là an toàn nếu chỉ được sử dụng 1 lần. Khi bạn lựa chọn đồ nhựa gia dụng, cần phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng những con số được đánh dấu dưới đáy các loại chai, hộp nhựa. Tốt nhất là không nên chọn những loại đồ nhựa không có nhãn mác gì nhé.
    XEM CHI TIẾT