Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Tăng trưởng ngành nhựa trong năm 2013 chậm lại

Xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khả quan, tính cạnh tranh ngày càng được nâng cao, là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển.  
Tuy nhiên, hiện nay ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Trong khi đó, những chi phí đầu vào liên tục tăng, sản phẩm sản xuất ra không thể tăng cao do yếu tố cạnh tranh, khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn mà đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kim ngạch thu về từ hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này tuy có tốc độ tăng trưởng tốt nhưng trên thực tế lợi nhuận thu về lại không tương xứng. Thời gian qua có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất..
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 
Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất (tới gần gấp rưỡi so với năm 2011) do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên hiện nay, ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.
Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.
Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
2. Tình hình xuất khẩu thực tế trong tháng 2/2013.
+ Kim ngạch xuất khẩu.
Trong tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chỉ đạt 98,2 triệu USD, giảm 37,8% so với tháng 1/2013 và giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 2/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã đạt 256,8 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính đến giữa tháng 3/2013, xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 333 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Thị trường xuất khẩu.
Trong những tháng đầu năm 2013, EU, Nhật Bản, Mỹ và Campuchia vẫn là những thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm nhựa của Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu nhiều nhất nhóm hàng này trong 5 năm trở lại đây. Túi nhựa, sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển đóng gói, sản phẩm nhựa công nghiệp là ba sản phẩm chính được xuất khẩu sang thị trường này những tháng đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 57,27 triệu USD, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong tháng 2/2013 là TTR; tiếp theo là TT, LC.
Tiếp đến là thị trường Campuchia, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong 2 tháng qua cũng đạt tới 25,77 triệu USD, tăng tới 105,86% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; TTR, TT, Cash, LC là những phương thức thanh toán được các doanh nghiệp sử dụng trong tháng 2/2013. Xuất khẩu sang Mỹ 2 tháng qua cũng đạt 25,67 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu sang thị trường này là: TT, tiếp đến là TTR, CAD, H-D-H. Hiện Campuchia đã vượt Mỹ trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang được đánh giá là thị trường tiềm năng và đầy triển vọng về xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tương lai bởi phạm vi sử dụng sản phẩm nhựa trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ đang được mở rộng, nhu cầu đóng gói tăng mạnh, sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, thu nhập khả dụng tăng và sự tập trung dân cư tại thành thị… đã đẩy nhu cầu về sản phẩm nhựa công nghiệp, hàng tiêu dùng có sử dụng nhựa tăng mạnh. Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng khi xuất khẩu sang thị trường này trong 2 tháng qua bao gồm: TT và TTR.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng và ít độc hại hơn so với những sản phẩm của Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt do nhu cầu của các thị trường trên vẫn rất lớn
Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tháng 2
và 2 tháng đầu năm 2013
Thị trư­ờng
T2/13
(nghìn USD)
So T1/13
(%)
So T2/12
(%)
2T/13
(nghìn USD)
So 2T/12
(%)
EU
23.971
-40,60
-19,99
64.392
12,40
Nhật Bản
22.726
-34,29
-21,89
57.276
13,94
Mỹ
9.590
-40,55
-16,08
25.672
21,20
Campuchia
9.375
-41,13
28,91
25.776
105,86
Indonesia
4.942
1,41
-24,52
9.826
-4,67
Philipine
3.355
-28,56
7,77
8.067
60,03
Malaysia
3.104
-18,44
-25,66
6.911
14,09
Ôxtrâylia
2.145
-37,69
-16,60
5.586
23,35
Thái Lan
2.045
-50,21
-73,88
6.235
-52,27
Hàn Quốc
1.896
-38,77
-29,24
4.993
14,19
Đài Loan
1.284
-55,00
-39,01
4.134
7,46
Canada
1.210
-35,46
13,25
3.085
65,49
Trung Quốc
1.202
-42,03
-53,78
3.276
-14,79
Singapore
1.007
-48,28
-53,26
2.919
-24,71
Ấn Độ
768
-46,05
-45,30
2.192
6,48
Xuất khẩu nhựa - Nhiều tiềm năng
Theo kế hoạch đề ra cho mặt hàng này là 480 triệu USD, nhiều ý kiến đã cho rằng, nên đặt ra chỉ tiêu khoảng 650 triệu USD, tăng 36% so với năm 2006 để phấn đấu. Tuy nhiên, đến nay với kim ngạch XK đạt 700 triệu USD, tăng 45,8% so với năm 2006, mặt hàng nhựa đã về đích sớm và đứng thứ 4 trong số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh (sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê).
Mặc dù hiện tại, quy mô XK của mặt hàng này ở mức trung bình (đạt khoảng 750 triệu USD năm 2007) nhưng đã và đang cho thấy những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng được quy mô trong thời gian tới. Cụ thể, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua, (luôn trên 30%) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập. 
Theo thống kê và đánh giá của Comtrade (cơ quan thống kê Liên hiệp quốc) thì đối với mặt hàng nhựa, Việt Nam là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt và được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước XK khác ở hầu hết các thị trường XK. Bên cạnh đó, mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận.
 Vấn đề lớn nhất đặt ra là khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà NK (chủ yếu về mặt số lượng và chủng loại sản phẩm) còn khá hạn chế. Do vậy, nếu có thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng được những đơn hàng lớn, mặt hàng nhựa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng XK với qui mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất cao (năm 2006 ở mức trên 220 tỉ USD và tăng trưởng bình quân NK trên 7%/năm).
Với những thuận lợi như vậy, dự kiến XK sản phẩm nhựa năm 2008 đạt kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 42,9% so với năm 2007. Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu khá cao so với sự tăng trưởng của các mặt hàng. Nhất là bên cạnh những tiềm năng nêu trên thì sản phẩm nhựa cũng vẫn còn không ít những hạn chế.
 Theo Hiệp hội Nhựa, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các DN ngành nhựa. Hiện mỗi năm ngành nhựa có nhu cầu từ 1,4 – 1,5 triệu tấn nguyên phụ liệu trong khi Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được khoảng 300.000 tấn. Các sản phẩm nhựa XK của Việt Nam vẫn phải thông qua trung gian vì các DN trong ngành nhựa chưa có chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và chưa thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối hay mở hệ thống bán hàng tại các nước. Bởi vậy giá trị gia tăng chưa cao.
Số lượng các DN trong ngành tuy lên tới 1.400 DN nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Do vậy, trước mắt, các DN trong ngành cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn, lâu dài; tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ XK, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao và sản xuất tư liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ô tô, xe máy, điện tử…, phục vụ XK, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng, đò chơi trẻ em…
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường NK chủ yếu sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia… các DN cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông. Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch XK.Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất (tới gần gấp rưỡi so với năm 2011) do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên hiện nay, ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.
Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.
Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
2. Tình hình xuất khẩu thực tế trong tháng 2/2013.
+ Kim ngạch xuất khẩu.
Trong tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chỉ đạt 98,2 triệu USD, giảm 37,8% so với tháng 1/2013 và giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 2/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã đạt 256,8 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính đến giữa tháng 3/2013, xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 333 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Thị trường xuất khẩu.
Trong những tháng đầu năm 2013, EU, Nhật Bản, Mỹ và Campuchia vẫn là những thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm nhựa của Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu nhiều nhất nhóm hàng này trong 5 năm trở lại đây. Túi nhựa, sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển đóng gói, sản phẩm nhựa công nghiệp là ba sản phẩm chính được xuất khẩu sang thị trường này những tháng đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 57,27 triệu USD, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong tháng 2/2013 là TTR; tiếp theo là TT, LC.
Tiếp đến là thị trường Campuchia, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong 2 tháng qua cũng đạt tới 25,77 triệu USD, tăng tới 105,86% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; TTR, TT, Cash, LC là những phương thức thanh toán được các doanh nghiệp sử dụng trong tháng 2/2013. Xuất khẩu sang Mỹ 2 tháng qua cũng đạt 25,67 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu sang thị trường này là: TT, tiếp đến là TTR, CAD, H-D-H. Hiện Campuchia đã vượt Mỹ trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang được đánh giá là thị trường tiềm năng và đầy triển vọng về xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tương lai bởi phạm vi sử dụng sản phẩm nhựa trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ đang được mở rộng, nhu cầu đóng gói tăng mạnh, sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, thu nhập khả dụng tăng và sự tập trung dân cư tại thành thị… đã đẩy nhu cầu về sản phẩm nhựa công nghiệp, hàng tiêu dùng có sử dụng nhựa tăng mạnh. Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng khi xuất khẩu sang thị trường này trong 2 tháng qua bao gồm: TT và TTR.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng và ít độc hại hơn so với những sản phẩm của Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt do nhu cầu của các thị trường trên vẫn rất lớn
Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tháng 2
và 2 tháng đầu năm 2013
Thị trư­ờng
T2/13
(nghìn USD)
So T1/13
(%)
So T2/12
(%)
2T/13
(nghìn USD)
So 2T/12
(%)
EU
23.971
-40,60
-19,99
64.392
12,40
Nhật Bản
22.726
-34,29
-21,89
57.276
13,94
Mỹ
9.590
-40,55
-16,08
25.672
21,20
Campuchia
9.375
-41,13
28,91
25.776
105,86
Indonesia
4.942
1,41
-24,52
9.826
-4,67
Philipine
3.355
-28,56
7,77
8.067
60,03
Malaysia
3.104
-18,44
-25,66
6.911
14,09
Ôxtrâylia
2.145
-37,69
-16,60
5.586
23,35
Thái Lan
2.045
-50,21
-73,88
6.235
-52,27
Hàn Quốc
1.896
-38,77
-29,24
4.993
14,19
Đài Loan
1.284
-55,00
-39,01
4.134
7,46
Canada
1.210
-35,46
13,25
3.085
65,49
Trung Quốc
1.202
-42,03
-53,78
3.276
-14,79
Singapore
1.007
-48,28
-53,26
2.919
-24,71
Ấn Độ
768
-46,05
-45,30
2.192
6,48
Xuất khẩu nhựa - Nhiều tiềm năng
Theo kế hoạch đề ra cho mặt hàng này là 480 triệu USD, nhiều ý kiến đã cho rằng, nên đặt ra chỉ tiêu khoảng 650 triệu USD, tăng 36% so với năm 2006 để phấn đấu. Tuy nhiên, đến nay với kim ngạch XK đạt 700 triệu USD, tăng 45,8% so với năm 2006, mặt hàng nhựa đã về đích sớm và đứng thứ 4 trong số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh (sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê).
Mặc dù hiện tại, quy mô XK của mặt hàng này ở mức trung bình (đạt khoảng 750 triệu USD năm 2007) nhưng đã và đang cho thấy những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng được quy mô trong thời gian tới. Cụ thể, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua, (luôn trên 30%) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập. 
Theo thống kê và đánh giá của Comtrade (cơ quan thống kê Liên hiệp quốc) thì đối với mặt hàng nhựa, Việt Nam là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt và được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước XK khác ở hầu hết các thị trường XK. Bên cạnh đó, mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận.
 Vấn đề lớn nhất đặt ra là khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà NK (chủ yếu về mặt số lượng và chủng loại sản phẩm) còn khá hạn chế. Do vậy, nếu có thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng được những đơn hàng lớn, mặt hàng nhựa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng XK với qui mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất cao (năm 2006 ở mức trên 220 tỉ USD và tăng trưởng bình quân NK trên 7%/năm).
Với những thuận lợi như vậy, dự kiến XK sản phẩm nhựa năm 2008 đạt kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 42,9% so với năm 2007. Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu khá cao so với sự tăng trưởng của các mặt hàng. Nhất là bên cạnh những tiềm năng nêu trên thì sản phẩm nhựa cũng vẫn còn không ít những hạn chế.
 Theo Hiệp hội Nhựa, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các DN ngành nhựa. Hiện mỗi năm ngành nhựa có nhu cầu từ 1,4 – 1,5 triệu tấn nguyên phụ liệu trong khi Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được khoảng 300.000 tấn. Các sản phẩm nhựa XK của Việt Nam vẫn phải thông qua trung gian vì các DN trong ngành nhựa chưa có chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và chưa thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối hay mở hệ thống bán hàng tại các nước. Bởi vậy giá trị gia tăng chưa cao.
Số lượng các DN trong ngành tuy lên tới 1.400 DN nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Do vậy, trước mắt, các DN trong ngành cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn, lâu dài; tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ XK, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao và sản xuất tư liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ô tô, xe máy, điện tử…, phục vụ XK, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng, đò chơi trẻ em…
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường NK chủ yếu sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia… các DN cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông. Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch XK.
XEM CHI TIẾT

Bài toán khó cho ngành nhựa Việt Nam

Hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam luôn ở mức 15 – 20%. Tuy nhiên, giá trị thặng dư của ngành này không cao vì hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhựa lao đao với bài toán đầu vào nguyên liệu.

“Cốc mò, cò xơi”
Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành nhựa, trong đó hơn 80% tập trung ở TP HCM. Hầu hết những DN này đều sản xuất với quy mô… gia đình nên năng lực cạnh tranh rất thấp. Chính vì vậy, hơn 90% DN nhựa của Việt Nam phải đi “làm thuê”, gia công cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Theo ông Vũ Xuân Mừng, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công thương tại TP HCM, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhập từ nước ngoài, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm. Điều này khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%. Hiện, cả nước mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn nguyên liệu DOP, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.

Theo ông Vũ Xuân Mừng, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công thương tại TP HCM, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhập từ nước ngoài, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm. Điều này khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài.

Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của DN. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của DN Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%.

Hiện, cả nước mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn nguyên liệu DOP, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu.
Tái chế nhựa phế liệu: bài toán tối ưu?

Để giải quyết bài toán này, Bộ Công thương đã xác định việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một trong ba chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho DN. “Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẽ, không tập trung; phế liệu hầu nhự không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách; công nghệ lạc hậu… “, ông Nguyễn Khắc Long, Tổng giám đốc Công ty CP nhựa Việt Nam than thở.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/ tấn, do đó, nếu tái sinh được từ chính nguồn phế liệu, giá thành giảm gần 30%. Theo ông Long, ở Việt Nam chỉ tính mức tận dụng từ 35-50% nguyên liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho DN, đồng thời cũng tăng được 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành.
Việc sử dụng nguyên liệu từ việc tái chế phế liệu nhựa sẽ góp phần bảo vệ môi trường – một trong những điều kiện của các nhà nhập khẩu từ Mỹ, Nhật. “Nhiều khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật… họ yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán. Theo họ, đáp ứng điều này, sản phẩm mới có tính thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM nhấn mạnh. 


XEM CHI TIẾT

Sản xuất thành công bể khí sinh học bằng nhựa tái sinh


Là một trong những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, thân thiện với môi trường, có giá thành rẻ hơn 35% so với bể biogas xây bằng gạch và rẻ hơn 45% so với bể xây bằng nhựa composite.
Đó là những đặc điểm nổi bật của bể biogas được thiết kế từ nhựa tái sinh để xử lý chất thải trong chăn nuôi và sinh hoạt do nhóm nghiên cứu của Công ty TNHH Phát triển Công nghệ khí sinh học môi trường xanh (Thái Bình) nghiên cứu, sản xuất thành công. Sản phẩm vừa được trao giải Nhất tại Hội thi “Sáng tạo Khoa học - Công nghệ, Kỹ thuật” Thái Bình lần thứ V (năm 2013). 

Tận dụng được nguồn phế thải

Hiện các nguồn cung cấp năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt, đòi hỏi phải có những nguồn năng lượng bổ sung, thay thế. Trong điều kiện đó, việc sử dụng bể biogas để tạo nguồn khí sinh học được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người dân có nguồn năng lượng mới sử dụng để đun nấu, thắp sáng, chạy máy phát điện. Tuy nhiên, bể biogas bằng gạch, bê tông, composite đã bộc lộ những nhược điểm như: tuổi thọ không cao, khả năng thu hồi khí thấp, không có khả năng tự đẩy bã phá váng trên bề mặt trong ngăn chứa dịch phân giải. Xuất phát từ thực tế trên và qua quá trình nghiên cứu, các cán bộ thuộc Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Khí sinh học môi trường xanh đã tự thiết kế và đưa vào sản xuất bể biogas bằng vật liệu nhựa tái chế. Sản phẩm này đã khắc phục được những nhược điểm của các bể biogas hiện có, đem lại rất nhiều lợi ích trong chăn nuôi, tạo năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường. 

Theo ông Ngô Duy Đông, Giám đốc công ty, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, các loại nhựa phế thải được công ty thu mua, phân loại, xử lý và ép lại sau đó dùng máy xay tạo thành hạt nhựa tái chế. Hạt nhựa tái chế được cho vào máy ép, máy sẽ tự động chảy và bơm vào trong khuôn định dạng sản phẩm. Bể có dạng hình cầu, đường kính ngang 2,25m, mỗi nửa bán cầu gồm 8 mảng có kích thước và khối lượng bằng nhau được đúc trong khuôn ép bởi máy bơm nhựa áp lực 2.200 tấn. 2 mép của mỗi mảng có khía để đưa doăng cao su vào giữa và có lỗ ốc định vị khớp nối. Để nâng cao thể tích của bể, phần giữa được thiết kế thêm một hoặc nhiều mô đun hình trụ tròn để khớp nối với hai nửa bán cầu. Mỗi mô đun khi được ghép nối sẽ tăng thể tích bể lên 3,3m. 

Theo mô tả của ông Đông, dịch phân giải (DPG) được cho vào bể thu cũng là bể áp của bể biogas. Thể tích của bể áp bằng 1/3 thể tích nửa bán cầu. Ống dẫn được đặt đến đáy bể áp để khi khí trong hầm được sử dụng từ lúc ngăn chứa đầy đến hết 1/3, lượng dịch phân giải trong bể áp được hút hết xuống bể. 

DPG gồm chất hữu cơ và chất lắng cặn. Khi vào bể, chất hữu cơ sẽ nổi (tại V2) hoặc lơ lửng (tại V3), chất cặn sẽ chìm xuống đáy bể (tại V4). Tại vị trí V2 và V3 là nơi có nồng độ chất hữu cơ cao nhất, vi khuẩn hoạt động mạnh nhất sẽ phân hủy chất hữu cơ tạo thành khí sinh học. Khí sinh học tạo ra sẽ được chứa trong V5 được dẫn qua ống thu khí để sử dụng. 

Chất hữu cơ trong bể biogas trong quá trình phân hủy sẽ đóng váng trên bề mặt V2. Sau khi được phân hủy hoàn toàn sẽ tạo thành bùn và chìm dần xuống V4. Dưới tác dụng lực ép của bể áp V1 và lực ép khí khi V5 tăng dần sẽ tự đẩy chất cặn, bùn từ V4 thoát theo ống ra ngoài. 

Chuyển giao và nhân rộng mô hình

Bể Biogas bằng vật liệu nhựa tái sinh là một trong những sản phẩm đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam, thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế. Do thiết kế thành nhiều mảnh giống nhau nên bể biogas dễ vận chuyển, tốn ít công lắp đặt, thích nghi với nhiều mô hình chăn nuôi, giảm được giá thành khuôn đúc và lực bơm nhựa, chất lượng của các bộ phận như nhau. 

Các công đoạn được kiểm soát bằng máy tính nên độ chính xác cao, chất lượng các bộ phận như nhau. Dễ dàng tăng thế tích bể, khắc phục được sự cố khi cho lượng nước xuống quá nhiều chất thải chưa bị xử lý cũng bị thoát ra ngoài. Khi cần nạo vét chất trong bể cũng dễ dàng, chỉ cần dùng lắp chụp bịt đầu ống vào, dùng máy nén khí bơm vào đầu ống dẫn khí, sẽ ép hết toàn bộ nước, chất thải trong bể biogas ra ngoài. 

Không chỉ có vậy, bể biogas được sản xuất bằng máy, trong khuôn kín nên không phát sinh khí thải độc ra môi trường, đồng thời còn thu gom các loại phế thải bằng nhựa có thể tái sinh để sản xuất nguyên liệu đầu vào. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết vấn đề môi trường đang còn nhiều bất cập hiện nay.Nhóm nghiên cứu cho biết, mỗi bể biogas bằng nhựa tái chế có giá thành rẻ hơn 35% so với bể biogas xây bằng gạch và rẻ hơn 45% so với bể xây bằng nhựa composite. Với mỗi bể 6m3, mỗi ngày trung bình cung cấp được 3,5m3 khí sinh học tương đương với 2,8 lít xăng x 20.000 đồng/lít. Như vậy, mỗi bể cho lượng nhiên liệu tương đương khoảng gần 60.000 đồng/ngày. 


Có thể nói bể biogas bằng nhựa tái chế là hướng đi mở đúng đắn, là bước đột phá mới trong công nghệ khí sinh học, mở ra tiềm năng lớn trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào xử lý chất thải thân thiện với môi trường. Chia sẻ về việc nhân rộng mô hình, ông Ngô Duy Đông cho biết, hiện công ty đã mở thêm nhà máy sản xuất bể biogas tại tỉnh Bình Phước với công suất 45 bể/ngày, đang triển khai thử nghiệm lắp đặt các mô hình trình diễn tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tại Thái Bình, công ty đã lắp đặt thí nghiệm 5.000 bể biogas. Qua quá trình vận hành đưa vào sử dụng, các hộ gia đình đã có phản hồi tốt, đánh giá cao hiệu quả sử dụng của loại bể này. Sản phẩm cũng đã được Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá cao.

                                                                                                                                                            http://truyenthongkhoahoc.vn
XEM CHI TIẾT

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Lịch sử phát triển ngành nhựa

Nhựa là gì?  
Nhựa là những vật liệu có thể đúc dược. Từ “nhựa” có nguốn gốc từ tiếng Hy Lạp-“plastikos”- có nghĩa là có thể đúc được. Có 2 loại nhựa chính: nhựa chịu nhiệtnhựa phản ứng nhiệt. Nhựa chịu nhiệt có tính chất giống sáp- chúng có thể được gia công lại nhiều lần dưới một nhiệt độ thích hợp.Nhựa phản ứng nhiệt có thể được đúc  hay làm cứng chỉ một lần duy nhất dưới những điều kiện đặc biệt.
Ngày nay, những loại nhựa mà có thể tái sử dụng hay tái chế, đã dần trở nên thân thiết với cuộc sống con người.Từ những túi khí trong xe hơi cho đến các  dây thắt an toàn, ghế trẻ em, nón bảo hiểm, bàn chải đánh răng, áo phao,những vật dụng gia đình làm từ nhựa …. được thấy và mua bán phổ biến  khắp nơi trên thế giới. Các loại giấy nhựa dùng gói đồ rất đa dạng và tiện lơi không chỉ đảm bảo sự an toàn và sạch sẽ cho thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.Nếu không sử dụng nhựa thì tổng cân nặng của hàng hóa sẽ gia tăng đáng kể ,chi phí sản xuất và năng lượng sẽ tăng gấp đôi, và sự tiêu hao nguyên vật liệu cũng sẽ tăng lên rất đáng kể. Sự ứng dụng của những thiết bị nhựa giúp tiết kiệm nước và những sợi nhựa nhỏ dùng trong nông nghiệp đã nâng mức tiết kiệm nước canh tác ở miền nông thôn lên rất nhiếu. Thật vậy, ngành nhựa đã dần trở thành nền công nghiệp trụ cột củng cố cho sức mạnh phát triển của nhiếu nền kinh tế quốc gia.
Ngành công nghiệp nhựa hỗ trợ chúng ta trong công cuộc sản xuất ngày càng nhiều hơn những sản phẩm tiêu dùng ít mang lại những tác động xấu đến mội trường.

Những ngày đầu của thế kỷ 20. 
  • 1970- Leo Hendrik Baekeland đã chế tạo ra một loại nhựa lỏng tổng hợp nhân tạo đầu tiên- và đặt tên là Bakelite. Nó có thể được nung nóng và đúc nặn ra nhiều hình dạng- nhưng chỉ một lần duy nhất.Nó đã được sử dụng như một chất cách điện (dây điện trong nhà).
  • Ni-lông được phát hiện vào năm 1930. Lúc đầu nó được gọi là “Polyamide 66” và được dùng để thay thế lông động vật trong bàn chải đánh răng và sau nữa là vớ tơ.
  • 1939- Vớ Ni-lông được tung ra thị trường và đưa vào sử dụng phổ biến trong quân đội- như dù (để nhảy) và lều trong Chiến tranh Thế Giới Thứ Hai.
Giữa thế kỷ 20
  • Trong suốt những năm 40- silicon nguồn gốc từ nhựa và axit boric được trộn lẫn vào nhau và hình thành nên một hợp chất khác thường. Nó có độ đàn hồi tốt hơn cao su 25%, có thể căng giãn nhiều lần tạo nhiều hình dạng khác nhau.   
  • Trong những năm 1950, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE) được phát triển và ngày nay được dùng trong những chai sữa bằng nhựa. Polypropylene (PP) cũng được tìm thấy trong cùng thời gian này.
Thế kỷ 21 và Tương lai 

Từ những năm 1960, Nhựa ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong xã hội. Ngày nay, nhựa đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Từ truyền thông, giải trí, sức khỏe, đến bảo tồn năng lượng trong vận tải và sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn nước và sức gió, nhựa đang đóng vai trò chính  trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và phúc lợi xã hội trong tương lai.
XEM CHI TIẾT

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Doanh nghiệp nhựa chưa thoát cơn khốn khó

Đa số doanh nghiệp trong ngành đều giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ trong quý III.
Thị trường bất động sản chưa khởi sắc cộng với yếu tố mùa vụ, giá nguyên liệu tăng đã tác động mạnh lên tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhựa vật liệu xây dựng. Theo báo cáo phân tích mới đây của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), giá nhựa PVC và HDPE bình quân trong quý III lần lượt ở mức 1.021,8 USD và 1.473,6 USD một tấn, tăng 5% và 10% so với cùng kỳ.
Khó khăn của doanh nghiệp trong ngành được thể hiện rõ qua hai đại gia thống lĩnh thị trường Bắc - Nam là Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã CK: NTP) và Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (Mã CK: BMP). Số liệu tổng hợp từ các công ty chứng khoán cho thấy, Nhựa Tiền Phong hiện nắm 70% thị phần khu vực phía Bắc còn Nhựa Bình Minh nắm 50% thị phần miền Nam.
Trong quý III, nhựa Tiền Phong đạt hơn 655 tỷ đồng doanh thu, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước song lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 50 tỷ đồng, giảm 13%. Giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Trần Bá Phúc cho hay trong điều kiện thị trường chung suy giảm, công ty phải đẩy mạnh các hoạt động marketing, quảng cáo, tiếp thị và tăng chiết khấu bán hàng, dẫn tới chi phí bán hàng lên cao, giảm lợi nhuận của công ty. Theo báo cáo tài chính, trong quý chi phí bán hàng của Nhựa Tiền Phong lên tới 110 tỷ đồng, gần gấp rưỡi so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhựa Bình Minh quý III cũng chỉ đạt 86 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Theo BVSC, sản lượng của công ty trong quý III đạt khoảng 10.653 tấn, ước tính giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ vậy, việc Nhựa Tiền Phong tăng chiết khấu cho các đại lý trong khi Bình Minh vẫn giữ nguyên cũng ảnh hưởng đến tình hình bán hàng của công ty tại Phía Bắc.
“Tuy nhiên, doanh thu miền Bắc chỉ chiếm 5-7% tổng doanh thu của Nhựa Bình Minh nên đây chưa phải trở ngại lớn của công ty”, chuyên viên phân tích Đặng Thị Kim Thoa của Chứng khoán Maybank KimEng nhận định.
Ảnh hưởng nghiêm trọng tới Nhựa Bình Minh lúc này chính là công ty có khả năng phải ghi nhận khoản thuế bị truy thu lên đến 117 tỷ đồng. "Việc phải nộp số tiền truy thu sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền, cổ tức và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp", bà Nguyễn Thị Kim Yến, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc công ty cho hay. Hiện Nhựa Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế xin hoãn nộp khoản truy thu thuế cho đến khi sự việc rõ ràng. Song, để tránh tình trạng tiếp tục phạt chậm nộp, công ty chấp nhận tạm nộp số tiền này.
Với các đơn vị chuyên sản xuất nhựa bao bì, tình hình có vẻ "bi đát hơn". Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Sài Gòn (SPP) báo lãi 2,8 tỷ đồng trong quý III, giảm 25% so với cùng kỳ, lợi nhuận Nhựa Tân Phú (TPP) giảm gần 95%. Thậm chí, Nhựa Tân Đại Hưng (TPC) còn lỗ 2,5 tỷ đồng trong quý.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Từ Minh Thiện - Chuyên viên Môi giới Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC) nhận định, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đa số phải nhập nguyên liệu nhựa từ nước ngoài. Song, với Nhựa Tiền Phong và Bình Minh, hai đơn vị này có hậu thuẫn từ cổ đông lớn Thai Plastic and Chemicals PCL (TPC) - đơn vị đầu ngành của Thái Lan trong lĩnh vực sản xuất nhựa nên ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện nay rất khó, ít nhất phải tới tháng 6 năm sau mới phục hồi sẽ là một rủi ro trong trung hạn với các cổ phiếu nhóm ngành vật liệu xây dựng. Bên cạnh đó, do áp lực cạnh tranh của quá trình hội nhập cũng như rủi ro chực chờ từ việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), các doanh nghiệp cũng phải tăng chi phí bán hàng để củng cố thị phần.
Về diễn biến giá cổ phiếu, NTP và BMP đã có lúc lên mức đỉnh 65.000 đồng và 91.500 đồng vào giữa năm, lần lượt tăng 90% và 108% so với đầu năm. Theo ông Thiện, mức tăng này chủ yếu đến từ thông tin nới room khối ngoại hơn là xuất phát từ yếu tố cơ bản của doanh nghiệp.
"Khi có thông tin nới room thị trường thường rất hưng phấn, giá cổ phiếu sẽ được đẩy lên. Do vậy, dù cuối năm lợi nhuận công ty có tốt lên thì giá cổ phiếu sẽ không tăng mạnh như đầu năm nữa", vị này nói. Song, ông đánh giá cổ phiếu ngành nhựa vẫn có cơ hội phục hồi vì thuộc nhóm hàng thiết yếu, không thể từ bỏ.
Riêng với Nhựa Bình Minh, do công ty bị vướng vào rủi ro bị truy thu hơn trăm tỷ đồng tiền thuế nên nhiều công ty chứng khoán phải định giá lại cổ phiếu này. BVSC đánh giá BMP không đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới như giai đoạn trước đây và định giá cổ phiếu này thấp hơn 0-15% so với mức giá kỳ vọng 72.700 đồng. Còn theo HSC, giá cổ phiếu BMP từ nay tới quý I năm sau cũng bị định giá giảm xuống còn 69.000 - 72.000 đồng.
XEM CHI TIẾT

Nhà cung cấp thiết bị kỳ vọng thị trường Việt Nam

Các nhà sản xuất và cung cấp máy móc, thiết bị công nghiệp tham dự triển lãm quốc tế về công nghiệp nhựa, cao su, bao bì, in ấn, chế biến thực phẩm, công cụ và tự động hoá được khai mạc vào ngày 3-9 tại TPHCM đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam.
Theo đánh giá của các đơn vị tham gia triển lãm, về lâu dài Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, nhất là đối với ngành công nghiệp nhựa, đóng gói bao bì và chế biến thực phẩm.
Theo bà Huỳnh Thị Mỹ, Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (PVA), từ hơn một thập kỷ qua cho đến hiện nay ngành nhựa luôn duy trì tăng trưởng trung bình ở mức 2 con số (cụ thể là từ 16% – 23%) về khối lượng nhập khẩu nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm nhựa. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành nhựa rất lớn.
Bà Mỹ cho rằng mặc dù khó khăn, nhưng doanh nghiệp ngành nhựa hiện vẫn đầu tư vào thiết bị và công nghệ để tăng năng lực cũng như khả năng cạnh tranh, vì nhu cầu xuất khẩu của ngành nhựa vẫn lớn và có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với nhiều năm phân phối máy móc và thiết bị ngành công nghiệp nhựa thương hiệu quốc tế cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa trong nước, ông Trần Lương Cơ, Tổng giám đốc Công ty TNHH Máy ép nhựa Cheso Việt Nam, cho biết các cổ đông của công ty đánh giá thị trường công nghiệp nhựa Việt Nam còn có thể phát triển tốt đến 20 năm nữa.
Theo ông Cơ, ngành nhựa Việt Nam phát triển trong nhiều năm qua, nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ, máy móc cũ sản xuất. Để cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế, ông Cơ cho rằng các nhà sản xuất phải tính đến chuyện đầu tư máy móc mới, đặc biệt là những công nghệ sản xuất tiết kiệm điện để cạnh tranh.
Dù khó khăn, nhưng ông Cơ cho biết, trong ngày khai mạc của triển lãm, công ty đã có được hợp đồng cung cấp 4 máy ép nhựa cho nhà sản xuất Việt Nam với giá trên 30.000 đô la Mỹ/cái.    
Trong khi đó, đối với ngành bao bì-đóng gói và in ấn, theo ông Nguyễn Hữu Trung, Giám đốc Công ty TNHH Trung Mỹ Á - đơn vị cung cấp thiết bị ngành bao bì giấy, máy đóng gói..., cho rằng nhiều doanh nghiệp trong nước giờ đây bắt đầu ý thức việc đầu tư công nghệ, móc móc để thiết kế bao bì, vỏ sản phẩm bắt mắt hơn để thu hút người tiêu dùng. Và việc làm này không chỉ diễn ra một lần, mà mỗi doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi mẫu mã. Đây là cơ hội cho các nhà cung cấp máy móc thiết bị trong ngành đóng gói và in ấn.
Tương tự, đối về ngành chế biến thực phẩm, lần đầu tiên nhà chế tạo máy móc cho ngành này của Ý - Tekno Stamap - tham gia triển lãm tại Việt Nam. Theo ông Alessandro Plos, phụ trách kinh doanh của công ty, Tekno Stamap đã cung cấp nhiều máy móc thiết bị cho nhiều nước trên thế giới và bây giờ công ty hướng đến Việt Nam vì thị trường này đang tăng trưởng.
"Không chỉ sản xuất trong nước, nhiều nhà chế biến thực phẩm, bánh, thức ăn nhanh quốc tế... cũng đang hướng đến thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội cho việc cung cấp máy móc thiết bị của chúng tôi", ông Plos chia sẻ và cho biết Tekno Stamap sẽ sớm có văn phòng hoặc đại lý bán hàng ở Việt Nam.
Các nhà tham gia triển lãm cho biết họ mang đến những sản phẩm công nghệ mới nhất và dịch vụ tiên tiến nhằm đón cơ hội ở thị trường đầy triển vọng của Việt Nam, tạo diễn đàn giao thương cho doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp cận được những thiết bị công nghệ hiện đại để cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu.
Triển lãm trên cũng được tổ chức tại một số nước châu Á, như Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,.... nhưng triển lãm tại Việt Nam theo ban tổ chức lại có quy mô lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Do đó, không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà doanh nghiệp ở các nước trong khu vực, như Lào, Campuchia, cũng đến triển lãm để tìm hiểu mua máy móc.
XEM CHI TIẾT