Xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam trong 10 năm trở lại đây liên tục tăng trưởng khả quan, tính cạnh tranh ngày càng được nâng cao, là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Trong khi đó, những chi phí đầu vào liên tục tăng, sản phẩm sản xuất ra không thể tăng cao do yếu tố cạnh tranh, khiến nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về vốn mà đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kim ngạch thu về từ hoạt động xuất khẩu các sản phẩm này tuy có tốc độ tăng trưởng tốt nhưng trên thực tế lợi nhuận thu về lại không tương xứng. Thời gian qua có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất..
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất (tới gần gấp rưỡi so với năm 2011) do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên hiện nay, ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.
Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.
Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
2. Tình hình xuất khẩu thực tế trong tháng 2/2013.
+ Kim ngạch xuất khẩu.
Trong tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chỉ đạt 98,2 triệu USD, giảm 37,8% so với tháng 1/2013 và giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 2/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã đạt 256,8 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính đến giữa tháng 3/2013, xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 333 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Thị trường xuất khẩu.
Trong những tháng đầu năm 2013, EU, Nhật Bản, Mỹ và Campuchia vẫn là những thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm nhựa của Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu nhiều nhất nhóm hàng này trong 5 năm trở lại đây. Túi nhựa, sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển đóng gói, sản phẩm nhựa công nghiệp là ba sản phẩm chính được xuất khẩu sang thị trường này những tháng đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 57,27 triệu USD, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong tháng 2/2013 là TTR; tiếp theo là TT, LC.
Tiếp đến là thị trường Campuchia, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong 2 tháng qua cũng đạt tới 25,77 triệu USD, tăng tới 105,86% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; TTR, TT, Cash, LC là những phương thức thanh toán được các doanh nghiệp sử dụng trong tháng 2/2013. Xuất khẩu sang Mỹ 2 tháng qua cũng đạt 25,67 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu sang thị trường này là: TT, tiếp đến là TTR, CAD, H-D-H. Hiện Campuchia đã vượt Mỹ trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang được đánh giá là thị trường tiềm năng và đầy triển vọng về xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tương lai bởi phạm vi sử dụng sản phẩm nhựa trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ đang được mở rộng, nhu cầu đóng gói tăng mạnh, sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, thu nhập khả dụng tăng và sự tập trung dân cư tại thành thị… đã đẩy nhu cầu về sản phẩm nhựa công nghiệp, hàng tiêu dùng có sử dụng nhựa tăng mạnh. Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng khi xuất khẩu sang thị trường này trong 2 tháng qua bao gồm: TT và TTR.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng và ít độc hại hơn so với những sản phẩm của Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt do nhu cầu của các thị trường trên vẫn rất lớn
Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tháng 2
và 2 tháng đầu năm 2013
Thị trường
|
T2/13
(nghìn USD)
|
So T1/13
(%)
|
So T2/12
(%)
|
2T/13
(nghìn USD)
|
So 2T/12
(%)
|
EU
|
23.971
|
-40,60
|
-19,99
|
64.392
|
12,40
|
Nhật Bản
|
22.726
|
-34,29
|
-21,89
|
57.276
|
13,94
|
Mỹ
|
9.590
|
-40,55
|
-16,08
|
25.672
|
21,20
|
Campuchia
|
9.375
|
-41,13
|
28,91
|
25.776
|
105,86
|
Indonesia
|
4.942
|
1,41
|
-24,52
|
9.826
|
-4,67
|
Philipine
|
3.355
|
-28,56
|
7,77
|
8.067
|
60,03
|
Malaysia
|
3.104
|
-18,44
|
-25,66
|
6.911
|
14,09
|
Ôxtrâylia
|
2.145
|
-37,69
|
-16,60
|
5.586
|
23,35
|
Thái Lan
|
2.045
|
-50,21
|
-73,88
|
6.235
|
-52,27
|
Hàn Quốc
|
1.896
|
-38,77
|
-29,24
|
4.993
|
14,19
|
Đài Loan
|
1.284
|
-55,00
|
-39,01
|
4.134
|
7,46
|
Canada
|
1.210
|
-35,46
|
13,25
|
3.085
|
65,49
|
Trung Quốc
|
1.202
|
-42,03
|
-53,78
|
3.276
|
-14,79
|
Singapore
|
1.007
|
-48,28
|
-53,26
|
2.919
|
-24,71
|
Ấn Độ
|
768
|
-46,05
|
-45,30
|
2.192
|
6,48
|
Xuất khẩu nhựa - Nhiều tiềm năng
Theo kế hoạch đề ra cho mặt hàng này là 480 triệu USD, nhiều ý kiến đã cho rằng, nên đặt ra chỉ tiêu khoảng 650 triệu USD, tăng 36% so với năm 2006 để phấn đấu. Tuy nhiên, đến nay với kim ngạch XK đạt 700 triệu USD, tăng 45,8% so với năm 2006, mặt hàng nhựa đã về đích sớm và đứng thứ 4 trong số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh (sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê).
Mặc dù hiện tại, quy mô XK của mặt hàng này ở mức trung bình (đạt khoảng 750 triệu USD năm 2007) nhưng đã và đang cho thấy những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng được quy mô trong thời gian tới. Cụ thể, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua, (luôn trên 30%) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập.
Theo thống kê và đánh giá của Comtrade (cơ quan thống kê Liên hiệp quốc) thì đối với mặt hàng nhựa, Việt Nam là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt và được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước XK khác ở hầu hết các thị trường XK. Bên cạnh đó, mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận.
Vấn đề lớn nhất đặt ra là khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà NK (chủ yếu về mặt số lượng và chủng loại sản phẩm) còn khá hạn chế. Do vậy, nếu có thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng được những đơn hàng lớn, mặt hàng nhựa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng XK với qui mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất cao (năm 2006 ở mức trên 220 tỉ USD và tăng trưởng bình quân NK trên 7%/năm).
Với những thuận lợi như vậy, dự kiến XK sản phẩm nhựa năm 2008 đạt kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 42,9% so với năm 2007. Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu khá cao so với sự tăng trưởng của các mặt hàng. Nhất là bên cạnh những tiềm năng nêu trên thì sản phẩm nhựa cũng vẫn còn không ít những hạn chế.
Theo Hiệp hội Nhựa, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các DN ngành nhựa. Hiện mỗi năm ngành nhựa có nhu cầu từ 1,4 – 1,5 triệu tấn nguyên phụ liệu trong khi Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được khoảng 300.000 tấn. Các sản phẩm nhựa XK của Việt Nam vẫn phải thông qua trung gian vì các DN trong ngành nhựa chưa có chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và chưa thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối hay mở hệ thống bán hàng tại các nước. Bởi vậy giá trị gia tăng chưa cao.
Số lượng các DN trong ngành tuy lên tới 1.400 DN nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Do vậy, trước mắt, các DN trong ngành cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn, lâu dài; tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ XK, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao và sản xuất tư liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ô tô, xe máy, điện tử…, phục vụ XK, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng, đò chơi trẻ em…
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường NK chủ yếu sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia… các DN cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông. Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch XK.Trong 10 năm trở lại đây, ngành nhựa Việt Nam luôn có tốc độ tăng trưởng khá tốt, riêng trong năm vừa qua, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa đạt cao nhất (tới gần gấp rưỡi so với năm 2011) do được các khách hàng đánh giá cao về chất lượng, nhiều khách hàng đã chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển bởi có tỷ lệ tăng trưởng tốt và khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên hiện nay, ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.
Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.
Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.
2. Tình hình xuất khẩu thực tế trong tháng 2/2013.
+ Kim ngạch xuất khẩu.
Trong tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam chỉ đạt 98,2 triệu USD, giảm 37,8% so với tháng 1/2013 và giảm 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 2/2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đã đạt 256,8 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.
Tính đến giữa tháng 3/2013, xuất khẩu các sản phẩm nhựa của Việt Nam đạt trên 333 triệu USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2012.
+ Thị trường xuất khẩu.
Trong những tháng đầu năm 2013, EU, Nhật Bản, Mỹ và Campuchia vẫn là những thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm nhựa của Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản vẫn đang là thị trường đứng đầu trong danh sách các thị trường nhập khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu nhiều nhất nhóm hàng này trong 5 năm trở lại đây. Túi nhựa, sản phẩm nhựa dùng trong vận chuyển đóng gói, sản phẩm nhựa công nghiệp là ba sản phẩm chính được xuất khẩu sang thị trường này những tháng đầu năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới thị trường này trong 2 tháng đầu năm nay đạt 57,27 triệu USD, tăng 13,94% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 22,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong tháng 2/2013 là TTR; tiếp theo là TT, LC.
Tiếp đến là thị trường Campuchia, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang thị trường này trong 2 tháng qua cũng đạt tới 25,77 triệu USD, tăng tới 105,86% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; TTR, TT, Cash, LC là những phương thức thanh toán được các doanh nghiệp sử dụng trong tháng 2/2013. Xuất khẩu sang Mỹ 2 tháng qua cũng đạt 25,67 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cũng chiếm tỷ trọng 10% trong tổng kim ngạch; phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất khi xuất khẩu sang thị trường này là: TT, tiếp đến là TTR, CAD, H-D-H. Hiện Campuchia đã vượt Mỹ trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Nhật Bản về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang được đánh giá là thị trường tiềm năng và đầy triển vọng về xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong tương lai bởi phạm vi sử dụng sản phẩm nhựa trong các ngành công nghiệp của Ấn Độ đang được mở rộng, nhu cầu đóng gói tăng mạnh, sự bùng nổ về cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa nông nghiệp, thu nhập khả dụng tăng và sự tập trung dân cư tại thành thị… đã đẩy nhu cầu về sản phẩm nhựa công nghiệp, hàng tiêu dùng có sử dụng nhựa tăng mạnh. Các phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp thường hay sử dụng khi xuất khẩu sang thị trường này trong 2 tháng qua bao gồm: TT và TTR.
Hiện nay, các sản phẩm nhựa của Việt Nam đặc biệt là những sản phẩm nhựa gia dụng được các nhà nhập khẩu đánh giá cao về chất lượng và ít độc hại hơn so với những sản phẩm của Trung Quốc. Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu các sản phẩm nhựa sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt do nhu cầu của các thị trường trên vẫn rất lớn
Kim ngạch và thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa sang các thị trường tháng 2
và 2 tháng đầu năm 2013
Thị trường
|
T2/13
(nghìn USD)
|
So T1/13
(%)
|
So T2/12
(%)
|
2T/13
(nghìn USD)
|
So 2T/12
(%)
|
EU
|
23.971
|
-40,60
|
-19,99
|
64.392
|
12,40
|
Nhật Bản
|
22.726
|
-34,29
|
-21,89
|
57.276
|
13,94
|
Mỹ
|
9.590
|
-40,55
|
-16,08
|
25.672
|
21,20
|
Campuchia
|
9.375
|
-41,13
|
28,91
|
25.776
|
105,86
|
Indonesia
|
4.942
|
1,41
|
-24,52
|
9.826
|
-4,67
|
Philipine
|
3.355
|
-28,56
|
7,77
|
8.067
|
60,03
|
Malaysia
|
3.104
|
-18,44
|
-25,66
|
6.911
|
14,09
|
Ôxtrâylia
|
2.145
|
-37,69
|
-16,60
|
5.586
|
23,35
|
Thái Lan
|
2.045
|
-50,21
|
-73,88
|
6.235
|
-52,27
|
Hàn Quốc
|
1.896
|
-38,77
|
-29,24
|
4.993
|
14,19
|
Đài Loan
|
1.284
|
-55,00
|
-39,01
|
4.134
|
7,46
|
Canada
|
1.210
|
-35,46
|
13,25
|
3.085
|
65,49
|
Trung Quốc
|
1.202
|
-42,03
|
-53,78
|
3.276
|
-14,79
|
Singapore
|
1.007
|
-48,28
|
-53,26
|
2.919
|
-24,71
|
Ấn Độ
|
768
|
-46,05
|
-45,30
|
2.192
|
6,48
|
Xuất khẩu nhựa - Nhiều tiềm năng
Theo kế hoạch đề ra cho mặt hàng này là 480 triệu USD, nhiều ý kiến đã cho rằng, nên đặt ra chỉ tiêu khoảng 650 triệu USD, tăng 36% so với năm 2006 để phấn đấu. Tuy nhiên, đến nay với kim ngạch XK đạt 700 triệu USD, tăng 45,8% so với năm 2006, mặt hàng nhựa đã về đích sớm và đứng thứ 4 trong số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh (sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê).
Mặc dù hiện tại, quy mô XK của mặt hàng này ở mức trung bình (đạt khoảng 750 triệu USD năm 2007) nhưng đã và đang cho thấy những yếu tố tiềm năng để có thể gia tăng được quy mô trong thời gian tới. Cụ thể, đây là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất của Việt Nam trong thời gian qua, (luôn trên 30%) với thị trường còn hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập.
Theo thống kê và đánh giá của Comtrade (cơ quan thống kê Liên hiệp quốc) thì đối với mặt hàng nhựa, Việt Nam là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt và được hưởng mức thuế thấp hoặc được đối xử ngang bằng như các nước XK khác ở hầu hết các thị trường XK. Bên cạnh đó, mặt hàng nhựa của Việt Nam hiện đang được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao, tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận.
Vấn đề lớn nhất đặt ra là khả năng đáp ứng các yêu cầu từ phía nhà NK (chủ yếu về mặt số lượng và chủng loại sản phẩm) còn khá hạn chế. Do vậy, nếu có thể giải quyết được vấn đề nguyên liệu đầu vào, mẫu mã sản phẩm cũng như đáp ứng được những đơn hàng lớn, mặt hàng nhựa của Việt Nam hoàn toàn có khả năng XK với qui mô lớn do nhu cầu của thế giới về mặt hàng này rất cao (năm 2006 ở mức trên 220 tỉ USD và tăng trưởng bình quân NK trên 7%/năm).
Với những thuận lợi như vậy, dự kiến XK sản phẩm nhựa năm 2008 đạt kim ngạch 1 tỉ USD, tăng 42,9% so với năm 2007. Có thể nói đây là một trong những chỉ tiêu khá cao so với sự tăng trưởng của các mặt hàng. Nhất là bên cạnh những tiềm năng nêu trên thì sản phẩm nhựa cũng vẫn còn không ít những hạn chế.
Theo Hiệp hội Nhựa, sự phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức lớn đối với các DN ngành nhựa. Hiện mỗi năm ngành nhựa có nhu cầu từ 1,4 – 1,5 triệu tấn nguyên phụ liệu trong khi Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được khoảng 300.000 tấn. Các sản phẩm nhựa XK của Việt Nam vẫn phải thông qua trung gian vì các DN trong ngành nhựa chưa có chiến lược xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và chưa thâm nhập trực tiếp vào hệ thống phân phối hay mở hệ thống bán hàng tại các nước. Bởi vậy giá trị gia tăng chưa cao.
Số lượng các DN trong ngành tuy lên tới 1.400 DN nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, tính liên kết ngành còn yếu. Do vậy, trước mắt, các DN trong ngành cần liên kết, hợp tác với nhau để thực hiện được các hợp đồng lớn, lâu dài; tập trung đầu tư mạnh cho sản xuất từ trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới vào sản xuất, phát triển các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, sản phẩm bao bì nhựa phục vụ XK, đặc biệt là các loại bao bì có thể dùng nhiều lần, bao bì tự hủy bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, cần đầu tư vào các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, coi trọng phát triển thị trường trong nước, sản phẩm có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao và sản xuất tư liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng các sản phẩm phục vụ nội địa hóa trong ngành ô tô, xe máy, điện tử…, phục vụ XK, sản xuất nông nghiệp và hạ tầng cấp thoát nước, các sản phẩm nhựa tiêu dùng, đò chơi trẻ em…
Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh khai thác thị trường NK chủ yếu sản phẩm nhựa của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Campuchia, Đài Loan, Philipin, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Malaysia… các DN cần tiếp cận tới thị trường các nước thành viên mới của EU như Lithuania, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Ba Lan và các nước châu Phi, Trung Đông. Đây là những thị trường hứa hẹn sự tăng trưởng kim ngạch XK.